Combinations with other parts of speech
Combinations with other parts of speech
L/C, hay Thư tín dụng (Letter of Credit), là một cam kết thanh toán của ngân hàng được phát hành theo yêu cầu của một người mua, trong đó ngân hàng đồng ý thanh toán cho người bán dựa trên việc tuân thủ các điều kiện được chỉ định trong L/C.
Trong quá trình thanh toán L/C, ngân hàng hoạt động như một bên trung gian giữa người mua và người bán. Ngân hàng sẽ chỉ thanh toán khi tất cả các điều kiện trong L/C đã được tuân thủ. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho cả người mua lẫn người bán trong các giao dịch quốc tế, đặc biệt khi các bên không quen biết nhau.
Với người bán, họ có thể tin tưởng rằng họ sẽ nhận được tiền nếu họ tuân thủ các điều kiện của L/C. Đối với người mua, họ được bảo vệ bởi việc ngân hàng chỉ thanh toán khi tất cả các điều kiện của L/C đều được tuân thủ.
Tìm hiểu thêm: Phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu thường được sử dụng
2. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng L/C
Thư tín dụng chứng từ (L/C) trong phương thức thanh toán L/C thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C:
Tùy từng loại L/C, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ khác nhau. Việc xác định đúng loại L/C rất quan trọng trong phương thức thanh toán L/C.
Thông tin này liên quan trực tiếp đến người bán hoặc người xuất khẩu trong giao dịch sử dụng phương thức thanh toán L/C.
Ghi số tiền rõ ràng, cả bằng số và bằng chữ, hoặc có thể chỉ ghi bằng số. Đồng tiền thanh toán phải được quy định cụ thể. Trường hợp có biên độ xê dịch (tối đa 10%) phải được thể hiện rõ, tránh những cụm từ không rõ ràng như “khoảng chừng.” Thời hạn hiệu lực:
Là khoảng thời gian mà ngân hàng mở L/C cam kết thanh toán nếu người xuất khẩu cung cấp đầy đủ bộ chứng từ trong thời hạn đó, đúng theo các yêu cầu trong L/C. Thời hạn trả tiền của L/C:
Xác định thời gian thanh toán, có thể là trả ngay hoặc trả sau. Thông tin này liên quan chặt chẽ với hối phiếu và thời hạn giao hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Thời hạn giao hàng:
Thời gian cụ thể mà bên bán phải chuyển giao hàng hóa cho bên mua, tính từ khi L/C có hiệu lực. Mô tả hàng hóa:
Bao gồm thông tin chi tiết về hàng hóa như tên, số lượng, trọng lượng (có thể có sai lệch cho phép), giá cả, quy cách, và phẩm chất. Đây là nội dung không thể thiếu trong phương thức thanh toán L/C. Điều kiện vận tải
Các điều khoản liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
Danh sách các chứng từ mà người xuất khẩu phải cung cấp để chứng minh đã thực hiện đúng nghĩa vụ, là yếu tố quyết định trong phương thức thanh toán L/C. Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán cho người xuất khẩu, ràng buộc trách nhiệm rõ ràng. Điều kiện đặc biệt khác: Các yêu cầu cụ thể như phí ngân hàng, hướng dẫn cho ngân hàng chiết khấu, và tham chiếu đến các quy tắc UCP. Chữ ký của ngân hàng mở L/C: Xác nhận chính thức của ngân hàng, làm cho thư tín dụng có hiệu lực pháp lý. Những nội dung này đều là thành phần cốt lõi trong phương thức thanh toán L/C, đảm bảo sự an toàn và minh bạch trong các giao dịch quốc tế.
Với trường hợp thư tín dụng trả chậm (deferred L/C), thì trường hợp này ngân hàng phát hành mới chỉ có điện cho người bán, thông báo chấp nhận thanh toán sau một thời gian nhất định.
Căn cứ theo tính chất, chức năng, thư tín dụng có thể có một số loại như:
Thư tín dụng chuyển nhượng (transferable L/C), cho phép người bán chuyển nhượng thư tín dụng cho bên thứ ba.
Thư tín dụng tuần hoàn (revolving L/C), tự động có giá trị trở lại sau khi thanh toán xong, áp dụng trong trường hợp giao hàng và thanh toán ổn định theo chu kỳ để giảm bớt thủ tục mở thư tín dụng.
Thư tín dụng giáp lưng (back - to - back L/C), được mở trên cơ sở của một thư tín dụng khác.
Tóm lại, việc nắm vững quy trình và cách thức hoạt động của thanh toán L/C là rất quan trọng trong kinh doanh quốc tế. Hi vọng rằng thông tin trong bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về vấn đề này và giúp bạn tiếp cận một cách tự tin hơn với giao dịch thương mại quốc tế.
Để tìm hiểu thêm về Thủ tục xuất nhập khẩu, cũng như cước tàu đường biển giá tốt, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé:
5. Các bên tham gia phương thức thanh toán thư tín dụng L/C
Các bên tham gia trong phương thức thanh toán thư tín dụng LC (L/C) bao gồm:
Việc hiểu rõ vai trò của các bên trong phương thức thanh toán thư tín dụng LC giúp doanh nghiệp quản lý giao dịch quốc tế một cách an toàn và hiệu quả.
Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM
Hotline mobile: 091 922 6984 (Mr. Long)
Kết quả: 108, Thời gian: 0.0145
Trên blog này tôi đã viết nhiều về chuẩn đầu ra (CĐR) rồi. Và mặc dù viết nhiều, nhưng tựu trung tôi chỉ có một thông điệp duy nhất thôi, đó là hiện nay cách hiểu, cách gọi, và cách làm CĐR ở VN vẫn còn nhiều chỗ chưa thống nhất, với nhiều ngộ nhận.
Entry này chỉ nói về “cách gọi” mà thôi. Mà cũng chỉ nói về cách gọi bằng tiếng Việt trong mối liên hệ với cách gọi trong tiếng Anh thôi. Vì một trong những mục tiêu của việc xây dựng “CĐR” là để phục vụ đánh giá/ kiểm định chương trình đào tạo theo các yêu cầu của thế giới, ví dụ như theo AUN-QA hoặc theo chuẩn của ABET.
Lâu nay, ở VN mọi người vẫn hiểu/ tin rằng CĐR trong tiếng Việt là tương đương hoàn toàn với từ learning outcomes (LO) trong tiếng Anh. Nhưng như loạt bài gần đây tôi đã viết (phục vụ Hội thảo của Cục Khảo thí tại Huế trong tháng 11/2011), LO chỉ nên dịch ra tiếng Việt là “đầu ra (của việc học)” hoặc “kết quả (học tập)” mà thôi. Chứ không có “chuẩn” gì ở trong cụm từ LO này cả!
Từ “chuẩn” trong tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh là “standard”. Và từ này có nghĩa là một yêu cầu/ mong đợi từ bên ngoài, không phải do chính mình tạo ra, và thường có tính ràng buộc (tức là nếu không đạt chuẩn thì sẽ dẫn đến những hệ quả nào đó). Như vậy, những gì một trường tự viết ra và tự tuyên bố (và nếu muốn thì lại tự chỉnh sửa) thì không thể xem là “chuẩn”. Như cách hiểu “CĐR” tại VN hiện nay.
Hiện nay, những gì các trường đang làm theo yêu cầu của Bộ Giáo dục (công bố CĐR của các chương trình đào tạo) thực ra chỉ là công bố các “kết quả học tập dự kiến” (expected learning outcomes) của mình mà thôi. Tức là những gì nhà trường hứa/ cam kết với xã hội (người học, gia đình, nhà tuyển dụng, nhà nước, toàn xã hội) rằng người học sẽ đạt được sau khi kết thúc việc học tại trường. Nói cách khác, CĐR theo cách hiểu tại VN hiện nay (mà trước hết là cách hiểu từ Bộ GD) chính là để trả lời câu hỏi: “Vậy chứ người học sau khi tốt nghiệp chương trình này thì sẽ có ‘đầu ra’ như thế nào?” Đây là một lời hứa của nhà trường, chứ không phải là “chuẩn” (nhắc lại: chuẩn thì phải có ràng buộc!)
Nhưng như vậy thì trong tiếng Anh có cái gì thực sự được gọi là “chuẩn đầu ra” theo đúng nghĩa của “chuẩn” và “đầu ra” hay không? À, có chứ. CĐR thì là “chuẩn” và “đầu ra”, chứ sao. Outcome standard, vậy thôi. Và “CĐR của chương trình” thì sẽ là Program outcome standard, vô cùng đơn giản.
Các bạn không tin, phải không? Vậy thì hãy gõ đúng cụm từ “program outcome standard” lên google search (có dấu ngoặc kép, nhớ nhé), thì bạn sẽ có câu trả lời thôi mà. Tôi cũng vừa tìm đấy, và tìm thấy 2.910 kết quả trong khoảng 0.28 giây. Dưới đây là một số ví dụ:
Nguồn: http://www.engineersaustralia.org.au/sites/default/files/shado/ACED/ACED%20Submission%20to%20HEd%20Review%20final_doc.pdf
Trích dẫn từ tài liệu nói trên:
Lưu ý nhé: “program outcome standards” còn được gọi là “graduate attribute exemplars”, tạm dịch là “những mẫu mực/chuẩn mực về đặc điểm của người tốt nghiệp”. Nói cách khác, “chuẩn đầu ra của chương trình” ở đây được hiểu là những đặc điểm (về năng lực) mà các tổ chức kiểm định yêu cầu/đòi hỏi ở người tốt nghiệp sau khi ra trường.
Đây là tài liệu của ACED (Australian Council of Engineering Deans, tạm dịch Hội đồng các trưởng khoa kỹ thuật/ công trình của Australia), phần trích dẫn nói trên là phần nói “đo lường kết quả học tập và đối sánh trong nước và quốc tế” (measuring learning outcomes and national and international benchmarking).
Nguồn: www.doe.mass.edu/cte/programs/manual.doc
Trích dẫn từ tài liệu nói trên:
Đây là một câu hỏi liên quan đến việc rút giấy phép một chương trình đào tạo, nếu như chương trình đó không đạt được “chuẩn mực đầu ra của chương trình”. Đấy nhé, nếu không đạt “chuẩn (mực)” thì phải rút giấy phép. Điều này có nghĩa là phải có người bên ngoài kiểm soát, đo đạc, rồi đưa ra quyết định về việc đạt hoặc không đạt.
Không có chuyện “chuẩn” mà lại tuyên bố khơi khơi, không đo đạc gì hết, rồi thích đổi thì đổi, như ta đang hiểu đâu nhé.
- Learning outcomes thì chỉ nên gọi là “kết quả đầu ra” hoặc “đầu ra” hoặc “kết quả học tập” gì đấy thôi. Và cái này thì tùy mỗi trường mỗi tuyên bố, sao cho phù hợp với sứ mạng của trường và mục tiêu giáo dục của chương trình.
- Outcome standards thì mới là “chuẩn đầu ra”. Đã là chuẩn thì phải do bên ngoài đưa ra (ví dụ như tổ chức kiểm định, hoặc hội nghề nghiệp), có kiểm soát, đo đạc, và những hệ quả khi đạt hoặc không đạt.
Hy vọng là sau entry này của tôi thì ít nhất chúng ta sẽ gọi đúng, nếu không phải là làm đúng, về cái gọi là “chuẩn đầu ra”.