Vành đai Thái Bình Dương (tiếng Anh: Pacific rim) đề cập đến các quốc gia và thành phố nằm quanh bờ viền Thái Bình Dương.
Vành đai Thái Bình Dương (tiếng Anh: Pacific rim) đề cập đến các quốc gia và thành phố nằm quanh bờ viền Thái Bình Dương.
"Vành đai Thái Bình Dương" là một mô tả về khu vực, không phải một nhóm hay tổ chức. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất thế giới do đó có rất nhiều các quốc gia giáp với nó, vì vậy các quốc gia này có thể được coi là một phần của khu vực.
Các quốc gia có nền kinh tế lớn nhất và được biết đến nhiều nhất ở Thái Bình Dương là Trung Quốc, Australia và Hàn Quốc. Hoa Kỳ, Canada và Mexico đều có đường bờ biển Thái Bình Dương do đó các nước này có thể được coi là một phần của khu vực.
Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận thương mại được kí kết vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, tại Auckland, New Zealand giữa 23 quốc gia Vành đai Thái Bình Dương; nó sẽ có hiệu lực nếu tất cả các quốc gia kí kết phê chuẩn nó trong vòng 02 năm.
Thỏa thuận nhằm giảm hoặc loại bỏ một loạt các mức thuế thương mại và nhằm mục đích cung cấp một nền tảng hội nhập khu vực rộng lớn hơn. 12 nước kí kết ban đầu là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Australia, Nhật Bản, Singapore, Chile, New Zealand, Peru, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Tuy nhiên, ngay từ năm đầu tiên nhậm chức, Tổng thống D. Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi TPP. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 1, tờ báo The Guardian đã đăng tin rằng thỏa thuận sẽ tiếp tục mà không có Hoa Kỳ. Thật vậy, ngày 11 tháng 11 năm 2017, các bộ trưởng TPP đã đạt được thoả thuận cơ bản cho hiệp định TPP-11, đồng thời thống nhất tên mới cho hiệp định là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hiệp định CPTPP đã được kí kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago, Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm các nước Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)
Dự án quy hoạch và xây dựng Vành Đai 4 được khởi công xây dựng vào ngày 25/06/2023 đi qua các tỉnh gồm Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh dự đoán sẽ mang lại lợi ích lớn cho bất động sản mà tuyến đường này đi qua. Vậy tại Bắc Ninh, tuyến đường này sẽ được quy hoạch và xây dựng ra sao, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bất động sản nơi đây? Sau đây hãy cùng Đất Vàng Việt Nam tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vành đai 4 qua Bắc Ninh ở những huyện nào, điểm nào?
Đúng vậy, đường vành đai 4 của Vùng Thủ đô có chiều dài hơn 100km, nó liên kết nhiều tuyến cao tốc quan trọng và đi qua nhiều vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó, đoạn đường qua Bắc Ninh có chiều dài 35,3km và đi qua 3 huyện Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ cùng thành phố Bắc Ninh. Cụ thể:
Đường vành đai 4 qua Thuận Thành Bắc Ninh ở các xã: Nguyệt Đức, Ninh Xá, Trạm Lộ, Mão Điền, Hoài Thượng
Đường vành đai 4 qua Gia Bình Bắc Ninh ở các xã: Đại Bái, Lãng Ngâm
Đường vành đai 4 qua Quế Võ Bắc Ninh ở các xã: Chi Lăng, Yên Giả, Phượng Mao
Đường vành đai 4 qua TP. Bắc Ninh ở phường Nam Sơn
Đây là một trong những tuyến đường quan trọng trong hệ thống giao thông của Vùng Thủ đô, giúp nâng cao khả năng kết nối giữa các vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.
Vành đai 4 đi qua tỉnh Bắc Ninh dài bao nhiêu km?
Vành Đai 4 đi qua Bắc Ninh sẽ bắt đầu tại huyện Thuận Thành gồm: Xã Nguyệt Đức, nơi giáp ranh với tỉnh Hưng Yên. Sau đó tuyến đường tiếp tục đi theo hướng Đông Bắc để đi qua xã Ninh Xá. Tuyến Vành Đai 4 tiếp tục đến nơi giao cắt Tỉnh lộ 38, rồi chạy tiếp qua khu vực xã Trạm Lộ. Tiếp tục qua địa phận giáp ranh giữa 2 xã An Bình ( thuộc Thuận Thành) và xã Đại Bái (thuộc huyện Gia Bình)
Từ địa phận giáp ranh 2 xã trên, tuyến đường chạy men theo ranh giới huyện Thuận Thành và huyện Gia Bình, đi lên hướng Bắc để đến nơi cắt Quốc lộ 17 để đi qua sông Đuống. Đây là đoạn giáp ranh giữa xã Mão Điền (thuộc huyện Thuận Thành) và xã Lãng Ngâm (thuộc huyện Gia Bình).
Tuyến đường tiếp tục qua xã Chi Lăng (huyện Quế Võ) và chạy tiếp theo hướng Bắc qua xã Yên Giả, một phần xã Mộ Đạo (Quế Võ). Điểm cuối của Vành Đai 4 tại Bắc Ninh sẽ bắt vào Quốc lộ 18 (Cao tốc Nội Bài – Hạ Long), khu vực này thuộc địa phận phía Đông phường Nam Sơn (thuộc thành phố Bắc Ninh)
Nhờ tuyến Vành Đai 4 mà khả năng liên kết vùng của Bắc Ninh và các khu vực khác, đặc biệt là Hà Nội cũng được thuận lợi hơn. Góp phần gỡ những nút thắt giao thông ùn tắc trong nội thành cũng như tạo điều kiện cho các hoạt động giao thông, kinh tế Bắc Ninh phát triển vượt trội hơn.
Như đã đề cập ở trên, đoạn Vành đai 4 đi qua Bắc Ninh có chiều dài 35,3km và diện tích đất sử dụng làm đường lên đến 358 ha. Tuyến đường này đi qua thành phố Bắc Ninh và 3 huyện khác của tỉnh là Thuận Thành, Quế Võ và Gia Bình, mang lại lợi ích lớn cho phát triển kinh tế và giao thông trong khu vực.
Dự án xây dựng đường Vành Đai 4 đòi hỏi diện tích giải phóng mặt bằng rộng lớn, tổng cộng là 1.466 ha, trong đó có 285 ha ở tỉnh Bắc Ninh. Quá trình giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện một lần duy nhất theo quy mô quy hoạch, trong đó sẽ bao gồm hệ thống đường đô thị và đường song hành 2.
Dự án Vành Đai 4 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường giá trị bất động sản tại Bắc Ninh, đặc biệt là trong các ngôi làng nằm sát hoặc gần tuyến đường này. Các khu vực như Thôn Điện Tiền, thôn Thiện Dũ, thôn Hoàng Xá, Xóm Mão, Làng Đồng, Phượng Lưu, Mao Dộc được dự đoán sẽ có tốc độ tăng giá bất động sản nhanh chóng.
Đặc biệt, với việc tuyến đường này chạy qua và gần nhiều khu công nghiệp của Bắc Ninh, như Khu công nghiệp Gia Bình ở phía Tây, Khu công nghiệp Thuận Thành 1, cũng như các khu công nghiệp Thuận Thành 2 và Nam Sơn – Hạp Lĩnh, dự đoán sẽ góp phần tăng cường giá trị bất động sản trong khu vực.
Việc triển khai dự án Vành Đai 4 không chỉ cung cấp một hạ tầng giao thông hiện đại và thuận tiện, mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho việc đầu tư và phát triển bất động sản tại Bắc Ninh. Đây có thể coi là bàn đạp vững chắc cho sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản trong khu vực gần tuyến đường này.
Trên đây là thông tin quy hoạch và xây dựng đường Vành đai 4 Vùng thủ đô đoạn qua Bắc Ninh mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn.
Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Với phạm vi 35,3 km của đoạn tuyến Vành Đai 4 đi qua Bắc Ninh, tuyến đường này đi qua các phường, xã của thành phố Bắc Ninh và các huyện lân cận như Thuận Thành, Quế Võ và Gia Bình.
Trong đó, có một phần chiều dài khoảng 25,6 km được đầu tư với quy mô 4 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành hai bên. Phần còn lại, dài khoảng 9,7 km là tuyến nối từ cuối dự án theo hướng quy hoạch đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cũng có quy mô 4 làn xe.
Đoạn tuyến từ QL18 mới đến QL18 cũ (tuyến nối) có khoảng 2 km được quy hoạch trùng hướng với tuyến ĐT.278. Trên tuyến này, dự kiến xây dựng Cầu Hoài Thượng vượt qua sông Đuống tại Km92+300 cùng các nút giao liên thông với QL.38, QL.17 và cao tốc Nội Bài - Hạ Long, cùng với các nút giao khác kết nối với các tuyến đường tỉnh hiện hữu và được quy hoạch.
Tuyến Vành Đai 4 bắt đầu từ huyện Thuận Thành, đi qua các xã Nguyệt Đức và Ninh Xá, tiếp theo là xã Trạm Lộ và khu vực giáp ranh của hai xã An Bình và Đại Bái. Tiếp tục hành trình, đoạn đường này chạy song song với ranh giới của huyện Thuận Thành và huyện Gia Bình, vượt qua sông Đuống và nối giữa xã Mão Điền (Thuận Thành) và xã Lãng Ngâm (Gia Bình).
Tuyến đường tiếp tục qua xã Chi Lăng (huyện Quế Võ) và tiếp tục hướng Bắc qua xã Yên Giả, một phần xã Mộ Đạo (Quế Võ). Điểm cuối của tuyến đường là tại Quốc lộ 18 (cao tốc Nội Bài - Hạ Long), nằm ở phía Đông của phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.
Việc triển khai dự án này đã được người dân Bắc Ninh đồng thuận và ủng hộ, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn trong việc tính toán thiệt hại và giải phóng mặt bằng, đặc biệt là đối với diện tích đất nông nghiệp và các diện tích được cấp quyền vào giai đoạn 2003 - 2005, diện tích bị xen kẹp giữa đường Vành đai 4 và tỉnh lộ 278.