Tiềm Năng Du Lịch Việt Nam 2023

Tiềm Năng Du Lịch Việt Nam 2023

Ngày 7/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra chương trình "Đại hội Công nghiệp Du lịch Quốc gia" lần thứ I (National Tourism Industry Summit), góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch nước nhà.

Ngày 7/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra chương trình "Đại hội Công nghiệp Du lịch Quốc gia" lần thứ I (National Tourism Industry Summit), góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch nước nhà.

Tổng quan về ngành Du lịch ở Việt Nam

Đánh giá về tình hình du lịch Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, tổng số khách du lịch nội địa đạt 45,5 triệu lượt khách, trong đó lượng khách quốc tế đạt khoảng 8,5 triệu lượt (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018). Cũng trong giai đoạn này, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 338.200 tỷ đồng (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái). Ước tính trong năm 2019, du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Không có gì quá khó hiểu khi Việt Nam sở hữu những tiềm năng du lịch có một không hai trên thế giới: Với hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, 117 bảo tàng lưu giữ lịch sử hào hùng dân tộc ta, Việt Nam còn là một trong số ít quốc gia trên thế giới được UNESCO công nhận 8 di sản, trong đó có 5 di sản văn hóa, 2 di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Bên cạnh đó,các danh lam thắng cảnh từ miền núi đến đồng bằng, từ các khu dự trữ sinh quyển cho đến tài nguyên du lịch biển dồi dào cũng thu hút không ít khách du lịch đi tới chiêm ngưỡng và thưởng thức.

Ngoài ra Việt Nam còn nổi tiếng với những di sản văn hóa phi vật thể, 54 dân tộc anh em với những bản sắc văn hóa và phong tục tập quán riêng, tạo nên một nền ẩm thực đa dạng và phong phú, lọt vào top 15 quốc gia có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới.

Từ những nền tảng đó, Đảng và nhà nước ta xác định trọng tâm phát triển nền du lịch Việt Nam, đồng thời có những chính sách thu hút nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch tự do khai thác và hoạt động.

Ngành Du lịch có phải lo thất nghiệp?

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch cho hay, hiện nay ở nước ta có khoảng 1,3 triệu lao động trong ngành Du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước. Trong đó chỉ có 42% được đào tạo bài bản về du lịch. PGS.TS Phạm Xuân Hậu (Trưởng khoa Du lịch, trường đại học Văn Hiến, TP Hồ Chí Minh) nhận xét, tỉ lệ sinh viên ra trường từ các ngành Du lịch có việc làm như một bức tranh sáng dần, trong đó khoảng 70% trình độ đại học và cao đẳng, 80% trình độ trung cấp tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Với tốc độ phát triển du lịch trong những năm gần đây, ước tính đến năm 2020 ngành Du lịch Việt Nam sẽ tạo ra khoảng hơn 3 triệu việc làm cho các nhóm ngành du lịch và khách sạn. Tuy nhiên số lượng việc làm khổng lồ cũng kèm theo rất nhiều yêu cầu và thử thách. Một trong những đòi hỏi không thể thiếu của nhân viên Du lịch là kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và xử lý tình huống… Do đó, nhiều trường đào tạo du lịch hiện nay, trong đó có trường đại học Phú Xuân đã liên kết chặt chẽ với các công ty lữ hành, doanh nghiệp khách sạn để xây dựng các chương trình đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn. Ngoài các khóa học chuyên môn, trường đại học Phú Xuân còn tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia, đảm bảo cung cấp đủ hành trang cho sinh viên Du lịch.

Nếu nắm vững kiến thức chuyên môn và thành thạo các kỹ năng mềm, nhiều sinh viên năm 3, năm 4 ngành Du lịch của trường đại học Phú Xuân đã có thể tìm được việc làm với mức lương không nhỏ. Sau một năm tốt nghiệp, trên 95% sinh viên có việc làm phù hợp. Hơn thế nữa, khả năng thăng tiến, môi trường làm việc năng động, sáng tạo và cơ hội được tiếp xúc với các bạn bè khắp năm châu, mở mang tri thức cũng là lý do thu hút hàng ngàn các bạn trẻ đã, đang và sẽ tham gia vào ngành công nghiệp không khói này.

Với những tiềm năng sẵn có, sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành và đội ngũ doanh nghiệp du lịch có nhiều năm kinh nghiệm, chúng ta cùng tin tưởng, trong tương lai không xa, Du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những thành tích vượt bậc, trở thành mũi nhọn kinh tế của đất nước, giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động.

Sáng 10/12, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong chia sẻ về định hướng phát triển du lịch nông thôn.

Chương trình hướng đến việc xác định các thách thức cũng như chia sẻ kinh nghiệm để thúc đẩy hợp tác du lịch nông thôn; định hướng các chính sách phát triển du lịch nông thôn bền vững, đảm bảo công bằng lợi ích; góp phần vào 3 trụ cột bền vững - kinh tế, xã hội và môi trường - phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong khẳng định Việt Nam đã quan tâm phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc sắc và đa dạng trong dịch vụ của Việt Nam. Bên cạnh đó, các địa phương đã không ngừng thúc đẩy kết nối tour tuyến, mở rộng không gian đón khách về nông thôn.

Bên cạnh đó, du lịch đóng góp làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng nông thôn, đưa nhiều vùng hạn chế về điều kiện phát triển trở thành “vùng quê đáng sống”. Du lịch nông thôn còn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường và bản sắc văn hóa truyền thống.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, Việt Nam là đất nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn. Đây chính là những tài nguyên quý giá cung cấp các giá trị trải nghiệm khác biệt, góp phần thu hút khách du lịch về khu vực nông thôn. Tuy nhiên, các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn ở vùng sâu, vùng xa của Việt Nam có quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp, gặp khó khăn về hạ tầng giao thông và các điều kiện kinh tế xã hội khác, hạn chế về nguồn lực đầu tư.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết khẳng định địa phương có nhiều lợi thế cạnh tranh trong việc phát triển du lịch nông thôn.

Ông Lương Nguyễn Minh Triết - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết du lịch nông nghiệp - nông thôn tại địa phương bắt đầu hình thành từ những năm 2010 và phát triển mạnh từ năm 2013. Quảng Nam là vùng đất “ngũ phụng tề phi” với 2 di sản văn hóa thế giới là đô thị cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn; có khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm; có nghệ thuật Bài chòi được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; có nghề trồng rau Trà Quế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chính những lợi thế vốn có, Quảng Nam thực sự là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Ước tính, trên 30% du khách đến Quảng Nam có trải nghiệm sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Thời gian tới, Quảng Nam tiếp tục nỗ lực đưa ngành du lịch địa phương phát triển theo định hướng du lịch xanh. Các địa phương từng bước cải thiện để ghi dấu ấn tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế, góp phần thực hiện du lịch net zero theo lộ trình cam kết của Chính phủ Việt Nam.

Việt Nam hiện đã có 3 làng được công nhận là Làng du lịch tốt nhất của UN Tourism: làng Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên năm 2022; làng Tân Hóa, tỉnh Quảng Bình năm 2023; làng rau Trà Quế, tỉnh Quảng Nam năm 2024.

Làng rau Trà Quế, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam được công nhận là Làng Du lịch tốt nhất năm 2024.

Ngoài ra, có khoảng 126 điểm tài nguyên du lịch nông nghiệp nông thôn đã được thống kê, trong đó nhiều điểm hoạt động rất hiệu quả như làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh, làng mộc Kim Bồng, thuộc TP Hội An.

Hội nghị lần này còn tập trung vào 3 chủ đề chính gồm: Chính sách cấp quốc gia và địa phương thúc đẩy du lịch phát triển nông thôn; Thu hút sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các điểm đến nông thôn.