BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh đạo kiệt xuất mà còn là một nhà văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt Nam và thế giới. Nhận xét về sự kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa Đông - Tây của Hồ Chí Minh, nhà thơ Xô Viết ManganStem khi lần đầu gặp và giao tiếp với Bác vào năm 1923, khi Bác đến Liên Xô dự Đại hội Quốc tế Cộng sản, trong vòng 10 phút được tiếp Bác, nhà thơ đã vô cùng ngưỡng mộ và cảm phục Bác về trình độ nói tiếng Nga, ông đánh giá: “Hãy nhìn vào đôi mắt của Nguyễn Ái Quốc, trong đôi mắt đó tỏa ra cái gì đó rất lạ, hoàn toàn không chỉ phương Đông cũng hoàn toàn không phải phương Tây. Không, đôi mắt ấy hài hòa giữa phương Đông – Tây, báo hiệu một nền văn hóa của tương lai”.
BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh đạo kiệt xuất mà còn là một nhà văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt Nam và thế giới. Nhận xét về sự kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa Đông - Tây của Hồ Chí Minh, nhà thơ Xô Viết ManganStem khi lần đầu gặp và giao tiếp với Bác vào năm 1923, khi Bác đến Liên Xô dự Đại hội Quốc tế Cộng sản, trong vòng 10 phút được tiếp Bác, nhà thơ đã vô cùng ngưỡng mộ và cảm phục Bác về trình độ nói tiếng Nga, ông đánh giá: “Hãy nhìn vào đôi mắt của Nguyễn Ái Quốc, trong đôi mắt đó tỏa ra cái gì đó rất lạ, hoàn toàn không chỉ phương Đông cũng hoàn toàn không phải phương Tây. Không, đôi mắt ấy hài hòa giữa phương Đông – Tây, báo hiệu một nền văn hóa của tương lai”.
Nghề đầu bếp là một nghề lâu đời và vẫn phát triển trong thời đại công nghệ hiện nay mặc cho nhiều nghề truyền thống bị thay thế. Cuộc sống nghề đầu bếp có những vui, buồn như bao nghề khác, quan trọng nhất là bạn phải tìm thấy đam mê trong lựa chọn của mình.
Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về du học nghề đầu bếp tại Đức và nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Ngay từ khi đang đi học, bạn đã được đào tạo căn bản về mọi kiến thức cơ bản trong ngành như nội quy phòng bếp, cách ướp gia vị, cách nấu ăn cho đến trang trí thành phẩm. Những kiến thức như lựa chọn nguyên liệu hay liều lượng dinh dưỡng, sự đảm bảo vệ sinh cũng luôn được chú trọng với các đầu bếp.
Sau khi đi làm trong môi trường chuyên nghiệp và đòi hỏi sự tập trung cao như ở nước Đức, các đầu bếp luôn có cơ hội để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và từ đó nâng cao tay nghề để đạt được mức thu nhập tốt hơn.
Sau một thời gian làm việc ở Đức, có thể nói các đầu bếp có đủ tự tin để tìm việc trên khắp châu Âu, thậm chí là quay về Việt Nam mở cơ sở kinh doanh riêng cho mình.
Nhân sự trong ngành đầu đầu bếp tại Đức rất được săn đón bởi không chỉ nhà hàng, khách sạn mới cần đầu bếp để phục vụ hàng chục triệu lượt thực khách trong và ngoài nước, mà các cơ sở y tế, bệnh viện, trại dưỡng lão hay trường học đều cần đầu bếp giỏi để phục vụ như cầu ăn uống của con người. Do đó, gần như ai học ngành đầu bếp ra cũng tìm ngay được việc làm cho mình.
Khi nói đến lịch làm việc của các đầu bếp tại Đức, chỉ có thể gói gọn trong bốn từ “thức khuya dậy sớm”, thậm chí nếu địa điểm làm việc là nhà hàng, khách sạn thì phải phục vụ 24/24. Cũng như các công việc khác trong ngành dịch vụ lưu trú, đầu bếp sẽ làm việc theo ca kíp: ca sáng, ca trưa, ca tối, nhưng nếu vào mùa cao điểm thì bắt buộc phải tăng ca để kịp thời phục vụ khác.
Bên cạnh đó, do nấu nướng là công việc đặc thù nên đầu bếp gần như đứng hoàn toàn và đi lại nhiều trong thời gian làm việc, chỉ được phép ngồi một lúc trong thời gian nghỉ ngơi hay lên thực đơn hàng ngày. Cộng thêm những yêu cầu, đòi hỏi và áp lực cao như đảm bảo thời gian khi chế biến món ăn khi có khách gọi, gặp trường hợp thức ăn bị chê,…nghề đầu bếp tại Đức có thể nói rằng khá vất vả, đòi hỏi bản lĩnh cao.
Nước Đức có biết nền ẩm thực vô cùng đa dạng. Các vùng miền của Đức đều có nền ẩm thực đặc trưng và cực kỳ phong phú. Chỉ tính riêng bánh mỳ đã có đến hơn 1500 loại, hay hàng trăm loại bia, xúc xích khác nhau. Hơn thế nữa, Đức là nơi giao thoa của nền ẩm thực châu Âu.
Khi làm trong ngành đầu bếp tại Đức, bạn không chỉ biết cách chế biến các món Đức mà còn phải biết nấu các món mỳ Ý, món steak trứ danh hay phân biệt các loại rượu hảo hạng.
Không chỉ châu Âu, làm trong ngành đầu bếp đòi hỏi bạn phải có kiến thức và được khám phá rất nhiều món ăn đặc biệt của các nước trên thế giới từ châu Á đến châu Âu như curry của Ấn, món đặc trưng của Thái, Nhật, Hàn,…
Bởi ẩm thực mỗi nước lại gắn liền sâu sắc với nền văn hóa, tôn giáo nên đầu bếp tại Đức đều có kiến thức khổng lồ về văn hoá các nước, lối sống của khách hàng đến từ các địa phương khác nhau.
Anh Phạm Hoàng Anh, một đầu bếp Việt đang làm việc tại Đức chia sẻ “Làm trong nghề đầu bếp tại đất nước này đã gần 7 năm, bắt đầu từ việc học nghề cho đến khi xin việc và được nhận chính thức ở một nhà hàng tại Berlin, có thể nói đây là lựa chọn đúng đắn nhất của cuộc đời tôi khi được sống trọn với đam mê và thỏa chí nấu nướng của mình”.
Có thể nói, cuộc sống nghề đầu bếp tại Đức tuy áp lực nhưng hấp dẫn, thu hút rất nhiều người Việt trẻ theo đuổi giấc mơ. Nhưng đây là một ngành đặc thù nên muốn đi du học ngành đầu bếp tại Đức, phải đảm bảo các yếu tố như:
Trong công việc, đầu bếp không đơn thuần chỉ là chuẩn bị một bữa ăn mà còn là nấu ăn với toàn bộ niềm đam mê với đôi bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ. Mỗi món ăn là cả một công trình nghệ thuật bắt đầu từ hàm lượng dinh dưỡng, cách chế biến, cách bày biện. Và người đầu bếp gần như tập trung 100% tinh thần, tâm huyết để làm sao chuẩn bị được món ăn ngon nhất cho thực khách. Có thể nói, cuộc sống nghề đầu bếp không đơn thuần là xoay quanh bốn bức tường trong phòng bếp, mà cả một bầu trời văn hóa, ẩm thực để khám phá, trải nghiệm và để mang đến những món ăn tuyệt vời nhất.
Mức lương trung bình của đầu bếp tại Đức trong thời gian học nghề là khoảng 800 – 1000 EUR/tháng và tăng dần theo thời gian cũng như kinh nghiệm, tay nghề mỗi người. Thông thường, tiền lương cũng phụ thuộc vào số giờ làm việc trong một tháng. Khi đã có trong tay những kỹ năng nhất định, một đầu bếp giỏi tại Đức sẽ được trả mức lương lên đến 8000 EUR/tháng. Có thể nói, cuộc sống nghề đầu bếp tại Đức khá dễ chịu, ít nhất là về mặt tài chính với những con số đáng mơ ước.