Định vị thương hiệu là bước quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân. Định vị thương hiệu là cách bạn muốn người khác nghĩ, cảm nhận về mình. Cụ thể hơn là lựa chọn những thuộc tính cho riêng thương hiệu của mình để người khác có thể liên tưởng khi nhắc đến thương hiệu của bạn.
Định vị thương hiệu là bước quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân. Định vị thương hiệu là cách bạn muốn người khác nghĩ, cảm nhận về mình. Cụ thể hơn là lựa chọn những thuộc tính cho riêng thương hiệu của mình để người khác có thể liên tưởng khi nhắc đến thương hiệu của bạn.
Đây là bước đầu tiên trong công cuộc xây dựng phát triển thương hiệu cá nhân của bạn. Để đi được đúng hướng, bạn cần phải trả lời câu hỏi: Giá trị cốt lõi của bạn là gì? Bạn làm gì cho xã hội?
Có thể dễ dàng nhận thấy, một thương hiệu thành công, uy tín sẽ nhận được nhiều lợi ích. Một thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm tốt sẽ thu hút được đông đảo khách hàng tại thị trường trong nước và quốc tế. Một thương hiệu cá nhân nổi bật sẽ có được nguồn khách hàng và đối tác chất lượng. Chính vì thế, không thể phủ nhận tầm quan trọng của thương hiệu trong nền kinh tế hiện nay. Việc định vị thương hiệu, hơn bao giờ hết, ngày một trở nên quan trọng.
Trong xã hội phát triển, trên thị trường càng đa dạng hóa các mặt ở từng lĩnh vực. Đứng trước tình hình đó, các doanh nghiệp cần tạo nên một ấn tượng riêng, một cá tính riêng cho thương hiệu của mình. Từ đó, những chiến lược định vị thương hiệu ra đời.
Theo như định nghĩa của P. Kotler thì “định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trong tâm trí của khách hàng”. Cũng định nghĩa đó, theo Marc Filser “định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”. Nói tóm lại, định vị thương hiệu là vị trí mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng, nó giúp thương hiệu khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được thực thi bằng chiến lược tiếp thị, giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt. Thời đại 4.0 với những chiến dịch truyền thông liên tiếp diễn ra trên mọi phương diện, nếu bạn không xác lập vị trí và tập trung nguồn lực vào những mục tiêu rõ ràng, thương hiệu của bạn sẽ không thể khác biệt và khó lưu lại dấu ấn của riêng mình.
Đây là bước đầu tiên cũng như là quan trọng nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân. Có thể xem định vị như “kim chỉ nam” để bản thân có thể hoạch định đúng con đường mình đã chọn.
Định vị thương hiệu cá nhân đặt ra mục tiêu là xây dựng thương hiệu hình ảnh của bạn riêng biệt từ đó tạo được sự ấn tượng và thu hút người khác. Hay là cách bạn muốn những người khác suy nghĩ, cảm nhận về bạn.
Có định vị tốt đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn có chỗ đứng nhất định. Bạn sẽ nhận được nguồn khách hàng và đối tác trung thành, đặt nền tảng cho sự phát triển thành công trong tương lai. Bởi, định vị đúng thương hiệu cá nhân giống như tìm được một chiếc la bàn chỉ đường dẫn lối cho bạn đi nhanh hơn, dễ dàng hơn trong quá trình xây dựng thương hiệu. Bạn sẽ không còn loay hoay khi đã biết phải làm gì và làm như thế nào với thương hiệu cá nhân của mình.
Dù cho bạn có năng lực ở nhiều lĩnh vực, bạn cũng chỉ nên tập trung đầu tư vào một chuyên môn nhất định mà bạn giỏi nhất. Điều đó giúp bạn phát huy nội lực của mình một cách tối ưu nhất cũng như đạt hiệu suất cao hơn.
Chắc chắn một điều rằng bạn sẽ gặp phải vô vàn khó khăn. Sẽ có lúc bạn cố gắng vượt qua cũng sẽ có lúc bạn quá mệt mỏi mà chọn dừng lại. Nhưng, bạn nên nhớ, muốn gặt hái quả ngọt thì mình phải bỏ sức vun trồng. Tôi không khuyến khích bạn quá bóc lột bản thân, luôn đòi hỏi bản thân phải hết mình vì mục tiêu đến mức lao lực. Nếu bạn quá mệt mỏi, hãy thử “tạm ngừng” để cho bản thân có giây phút “hồi phục năng lượng” bằng những hoạt động mà bạn thấy thoải mái hoặc yêu thích nhất. Bất kì một ai cũng phải đối diện với ranh giới giữa tiếp tục hay dừng lại. Lúc này bạn nên suy ngẫm kỹ lại 3 điều: “lý do bạn bắt đầu”, “nếu tiếp tục thì bạn sẽ đạt được gì”, “nếu dừng lại bạn sẽ làm gì và có đảm bảo rằng khi chọn mục tiêu mới bạn sẽ không từ bỏ nữa không”. Hãy trả lời bản thân một cách thật lòng bạn sẽ nhận được phản hồi rằng bạn sẽ làm gì tiếp theo.
Bạn không thể làm hài lòng hoặc chú tâm đến tất cả mọi người, đó là điều đương nhiên. Nhằm đạt hiệu quả và tiết kiệm thời gian, công sức bạn cần phải xác định rõ phân khúc khách hàng mục tiêu của mình, chọn lọc đối tác để thuyết phục và tạo ấn tượng lâu dài. Bạn nên đặt tiêu chí chất lượng lên trên tiêu chí số lượng. Một người bạn trung thành khó tìm hơn nhiều người bạn nhất thời. Đây là một bài toán khó mà không phải doanh nghiệp hay doanh nhân nào có thể giải quyết tốt được. Nếu bạn có thể giải bài toán đó bạn sẽ bước gần đến thành công.
Một thương hiệu cá nhân ấn tượng chỉ khi nó vừa nổi bật về chuyên môn vừa thể hiện được phong cách sống riêng của bạn. Bạn không thể ép mình vào một khuôn khổ có tính chất lâu dài như thương hiệu, bởi mọi sự gượng ép không đúng với bản chất thật đến một giới hạn nhất định nó sẽ vỡ. Bạn phải thoải mái, tự tin thể hiện phong cách của mình khi có bất kỳ ai nhắc đến tên thương hiệu của bạn.
Khán giả mục tiêu. Những người bạn muốn có nhận thức cụ thể về bạn là ai? Đây có phải là những khách hàng tiềm năng hay hiện tại của bạn, người sử dụng lao động, nhân viên, đồng nghiệp hay xã hội nói chung không? Trước hết, bạn hiện đang thuộc ngành nghề nào? Ngành mà bạn tận dụng tiềm năng của mình là gì? Chức năng bạn xuất sắc là gì? Bạn có thể đem lại những lợi ích gì? Ngoài ra, những lợi ích mà nhà tuyển dụng, doanh nghiệp hay tổ chức nhận được khi họ bắt đầu làm việc với bạn, đọc blog của bạn hoặc đặt hàng dịch vụ tư vấn của bạn?
Xây dựng chính của định vị cá nhân như thế nào
Những lý do nào khiến tổ chức, doanh nghiệp của bạn nên tin vào bạn cũng như những gì bạn hứa sẽ đem lại cho bạn? Kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của bạn có thể thực hiện được điều gì? Bạn đã làm gì để chứng tỏ mình là phù hợp và có thể tiếp tục trong lĩnh vực này? Bên cạnh những câu hỏi trên, bạn hãy liệt kê những mục tiêu bạn đang cố gắng đạt được là gì? Yếu tố này rất quan trọng để đo lường kết quả của những nỗ lực xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn sau này. Bạn có thể muốn chia mục tiêu cá nhân của mình thành mục tiêu ngoại tuyến và trực tuyến. Khi nói đến ngoại tuyến, mục tiêu cá nhân của bạn có thể là nhận được một công việc mới, khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hoặc nhận được lời mời phát biểu tại một hội nghị. Các mục tiêu trực tuyến có thể bao gồm việc tăng cơ sở người theo dõi của bạn theo một tỷ lệ phần trăm nhất định hoặc đạt được nhiều lưu lượng truy cập hơn vào trang web của bạn. Trả lời các câu hỏi trên sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về định vị cá nhân của bạn là gì. Nếu bạn có thể trả lời tất cả các câu hỏi mà không bị dao động, bạn đã đi đúng đường để chuyển sang giai đoạn tiếp theo là xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh. Bây giờ, bạn có thể bắt đầu chọn các kênh phù hợp và tạo nội dung có liên quan phù hợp với nhu cầu của khán giả mục tiêu của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào ở trên, hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về nó trước khi thực hiện bước giao tiếp tiếp theo. Bí mật của việc xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh nằm ở việc hiểu được bạn muốn được mọi người nhìn nhận như thế nào. Một khi bạn tìm ra điều đó, mọi thứ khác sẽ phát triển thuận lợi.