Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước, Nghệ sĩ Ưu tú cho 102 nghệ sĩ trên các lĩnh vực: Âm nhạc, Điện ảnh, Múa; Sân khấu, Phát thanh – Truyền hình. Các nghệ sĩ được vinh danh vì đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.
Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước, Nghệ sĩ Ưu tú cho 102 nghệ sĩ trên các lĩnh vực: Âm nhạc, Điện ảnh, Múa; Sân khấu, Phát thanh – Truyền hình. Các nghệ sĩ được vinh danh vì đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.
Tuy nhiên, anh may mắn được nghệ sĩ Thái Châu chỉ dạy, bảo ban nhiệt tình ở buổi tập trước khi ghi hình. Nghệ sĩ Thái Châu khen Anh Tú thông minh, nhạy bén, nhạc cảm tốt, có mối liên hệ mật thiết với gu âm nhạc của ông nên cả hai làm việc rất ăn ý.
Sau màn mash-up, phần Hát đổi hit của hai giọng cách nhau 41 tuổi khiến khán giả thích thú. Nghệ sĩ Thái Châu thể hiện Bản tình ca đầu tiên (Duy Khoa sáng tác) - tác phẩm góp phần làm nên tên tuổi cho Anh Tú. Khác với "bản gốc", nghệ sĩ Thái Châu hát tác phẩm nhẹ nhàng với tâm thế của một người từng trải, có cuộc sống, tình yêu viên mãn.
"Tôi nghĩ đã chọn hát rồi thì phải làm cho tới, không Anh Tú cũng cười cho. Mỗi lần tập, Anh Tú cũng cập nhật thêm về nhịp điệu, giai điệu cho tôi. Nhân đây, tôi cảm ơn Duy Khoa đã viết một bài rất hay cho Tú, đậm sâu tình cảm. Tôi mong trong tương lai Khoa sẽ viết thêm cho Tú, còn tôi lại ăn theo" - nghệ sĩ nói.
Anh Tú ngồi chăm chú xem màn trình diễn của nghệ sĩ Thái Châu. Anh bộc bạch: "Ngồi dưới sân khấu nghe chú hát, con thấy một người suy nghĩ trưởng thành, chững chạc, nói về cuộc tình bằng cách chiêm nghiệm, hồi tưởng lại, rất thong thả, rất đời. Còn con là một thanh niên, yêu cuồng dại, khác với chú".
Ngoài Bản tình ca đầu tiên, Thái Châu còn thể hiện ca khúc Cuộc sống em ổn không (Vương Anh Tú sáng tác) - hit của Anh Tú. Anh Tú nhận xét: "Phần thể hiện của chú xuất sắc, nhất là đoạn điệp khúc, với nhịp điệu rất chắc. Cảm ơn vì chú đã mặc lên bài hát một chiếc áo mới".
Ở phần đổi hit của mình, Anh Tú chọn Bài thánh ca buồn của nhạc sĩ Nguyên Vũ với bản phối mới từ giám đốc âm nhạc Dương Cầm. Khi bài hát mới ra đời, Thái Châu là người đầu tiên được nhạc sĩ giao thể hiện ca khúc.
Màn trình diễn của Anh Tú được Thái Châu đánh giá tốt: "Không chỉ tôi mà nhạc sĩ Nguyên Vũ chắc sẽ rất hài lòng với phần thể hiện của Anh Tú. Tú hát trẻ trung nhưng vẫn giữ được cảm xúc, linh hồn của Bài thánh ca buồn. Cảm ơn Dương Cầm đã phối lại bài hát hay như vậy".
Thái Châu cũng kể kỷ niệm những năm 1970, ông muốn hát Bài thánh ca buồn tặng bạn gái thời bấy giờ. Tuy nhiên, khi mẹ người yêu bật tivi, nghe thấy ông trình diễn, bà quyết định ngăn cấm mối tình của con.
Ông đoán mẹ của bạn gái lúc đó không thích con gái yêu ca sĩ nên mối tình của ông đã không thành. Ông từng trêu nhạc sĩ Nguyên Vũ: "Cảm ơn anh vì ca khúc đã giúp tôi thêm nổi tiếng. Nhưng ghét anh vì bài hát làm tôi mất người yêu đấy".
Với hit Vó ngựa trên đồi cỏ non (nhạc sĩ Giao Tiên) của nghệ sĩ Thái Châu, Anh Tú hát lại với sự hào sảng, thể hiện tâm trạng vui vẻ, phấn khích của một chàng trai được trở về quê sau 10 năm xa cách.
Trong phần Hit vượt thời gian, nghệ sĩ Thái Châu hát bài Hai mùa Noel của Đài Phương Trang, Cỏ úa của Lam Phương. Trở về với dòng nhạc sở trường, ông trải lòng qua những nốt nhạc mềm mại, lời tự sự ngọt ngào. Anh Tú thể hiện hai nhạc phẩm của Lyly - Rồi con tim em sẽ lành, Bởi vì là khi yêu.
Cuối chương trình, hai nghệ sĩ song ca liên khúc Linh hồn tượng đá (Lê Minh Bằng) và Lần đầu cũng là lần cuối (Vũ Chương, Dạ Cầm) thay lời chào kết.
Trong phần giao lưu, Anh Tú hát tặng Thái Châu bài dân ca Bắc bộ Ru con với chất giọng ngọt ngào. Sự mộc mạc và ngẫu hứng của nam ca sĩ trẻ khiến nghệ sĩ 71 tuổi phải thốt lên: "Trời ơi, coi chừng tôi tương tư giọng hát Anh Tú. Ca sĩ nhạc trẻ mà hát cảm xúc quá, dạt dào tình cảm, với những nốt ngân nga đi vào tim người nghe".
Cũng trong Giao lộ thời gian (phát sóng trên FPT Play vào tối 24/12), Anh Tú hồi tưởng trước khi nổi tiếng, anh theo dòng nhạc đỏ, thính phòng. Sau đó, nhờ nhạc sĩ Tú Dưa, anh tham gia Giọng hát Việt 2017 rồi chuyển sang nhạc nhẹ. Lúc ấy, anh bị anh em trong nghề chê khi đổi dòng nhạc. Anh bỏ lại sự nghiệp ở miền Bắc, vào Nam lập nghiệp từ đầu.
"Để chứng minh bản thân, tôi từng bị chê rất nhiều nhưng vẫn cố gắng học hỏi mỗi ngày. Đến hôm nay, tôi đã chứng minh được bản thân" - Anh Tú tâm sự. Nghệ sĩ Thái Châu đồng tình với Anh Tú, khuyến khích anh tiếp tục tin tưởng con đường đã chọn.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan được biết đến với vai Ni cô Huyền Trang trong bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam - "Biệt động Sài Gòn", do Long Vân đạo diễn. Nữ nghệ sĩ nói, vai nữ chiến sĩ biệt động Huyền Trang là "nốt thăng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật". Mỗi khi nhắc đến, trong lòng bà luôn trào dâng cảm xúc tự hào vì đã thể hiện một vai diễn có sức sống vượt thời gian.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan được biết đến nhiều với vai Ni cô Huyền Trang. Ảnh: TL
Ni cô Huyền Trang cũng là vai diễn cuối trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan. Sau thành công của "Biệt động Sài Gòn", bà chuyển sang làm đạo diễn phim tài liệu, giữ chức Phó Giám đốc Hãng phim Công an.
Đoàn diễn viên tham gia bộ phim "Biệt động Sài Gòn" thời đó giờ chỉ còn Thanh Loan, Thương Tín, Hà Xuyên, Hai Nhất. Theo Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan, cách đây khoảng 3 – 4 năm, bà mới được gặp lại các đồng nghiệp trong chương trình "Ký ức vui vẻ".
"Cách đây khoảng 3- 4 năm tôi với Hà Xuyên, Thương Tín và Hai Nhất được mời tham gia chương trình "Ký ức vui vẻ". Trong cuộc gặp gỡ đó ai cũng vui vẻ và xúc động. Ngồi chờ trong hậu trường, chúng tôi nói chuyện nhiều lắm, toàn ôn lại chuyện cũ và hỏi thăm nhau. Hồi đó, anh Thương Tín chưa có yếu và thảm như bây giờ. Mọi người gặp nhau vẫn vui vẻ và chia sẻ nhiều kỷ niệm thời đóng chung phim "Biệt động Sài Gòn". Tôi nhớ anh Thương Tín có kể thỉnh thoảng vẫn được các đạo diễn mời đóng các vai nhỏ trong vài phim", Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan tâm sự với Dân Việt.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan cũng kể rằng, thời đóng chung phim "Biệt động Sài Gòn", nghệ sĩ Thương Tín rất đẹp trai, phong độ và hào quang rực rỡ lắm. Bao nhiêu cô gái và fan nữ si mê, thần tượng, hâm mộ.
"Thời đó chúng tôi không nói chuyện nhiều với nhau. Có lẽ anh Thương Tín vẫn hơi giữ kẽ với các diễn viên miền Bắc hay sao đó mà không nói chuyện nhiều. Cứ đến phim trường là vào công việc luôn. Tuy nhiên, những lúc giao lưu với mọi người trong đoàn phim thì anh Thương Tín vẫn là người rất vui vẻ, đôn hậu và tử tế. Một khi đã lao vào công việc là anh ấy cháy hết mình với đam mê. Anh ấy lúc đó là một ngôi sao sáng nhưng rất khiêm nhường và biết trước biết sau", Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan chia sẻ.
Các nghệ sĩ "Biệt đồng Sài Gòn" hội ngộ trong chương trình "Kỳ ức vui vẻ". Ảnh: TL
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan trải lòng với Dân Việt rằng, những ngày qua bà có theo dõi các thông tin về nghệ sĩ Thương Tín trên mạng xã hội và báo chí. Bà cảm thấy tiếc và thương cho đồng nghiệp của mình vì những năm tháng tuổi già lại quá long đong, lận đận.
"Tôi thấy thương và tiếc cho anh Thương Tín. Anh ấy từng là một tên tuổi lừng lẫy của làng điện ảnh mà bây giờ lại ra thế. Cuộc đời "bèo dạt mây trôi" quá. Ngày xưa, Thương Tín được xem như "tài tử" của làng điện ảnh. Phim nào cũng muốn anh ấy tham gia vì có anh ấy tham gia thì phim mới hút khách. Và quả thật, phim nào Thương Tín tham gia cũng đều "thắng lớn" cả", Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan bày tỏ.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan tâm sự, 38 năm đã trôi qua, lứa khán giả của "Biệt động Sài Gòn" khi xưa giờ đã lớn tuổi, đã lên ông lên bà nhưng nhiều người vẫn nhớ tới bà, vẫn gọi bà là Ni cô Huyền Trang mỗi khi gặp. Thậm chí, hồi xưa, nhiều người vì quá yêu nhân vật Huyền Trang nên lấy tên đó để đặt tên cho con mình dù cuộc đời nhân vật này cũng thăng trầm, sóng gió…
Trước khi nổi tiếng với phim "Biệt động Sài Gòn", Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan từng góp mặt trong nhiều bộ phim như: "Bài ca ra trận", "Tuổi thơ", "Bản đề án bị bỏ quên", "Phương án ba bông hồng"… Sở nhan sắc xinh đẹp, dịu dàng nên Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan thường xuyên được giao những vai cô giáo, giao liên, kỹ sư… hiền lành, nhẹ nhàng.
Thời điểm tham gia phim "Biệt động Sài Gòn", Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan đã có gia đình, đang làm đạo diễn cho Truyền hình an ninh. Trong chuyến đi công tác vào TP.HCM năm 1984, bà tình cờ gặp họa sĩ Trịnh Thái - người thiết kế mỹ thuật chính của phim.
Nghe họa sĩ nói chưa tìm được diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang dù phim đã quay một năm nay, bà liền đề xuất cho mình đọc kịch bản. Nhận thấy nhân vật có cá tính nổi bật, Thanh Loan quyết định xin phép cơ quan đi làm phim.
Để hoàn thành vai diễn, Thanh Loan phải cắt đi mái tóc dài bởi ngày xưa không có mũ cao su để nịt đầu. Tiếp đó, bà vào chùa Dược Sư ở 1 tuần; ăn cơm chay và tập cách tụng kinh, gõ mõ, đánh chuông; cách đi khất thực để giống như một người tu hành. Mặt khác, bà tập chèo ghe, ngâm mình trong sông nước Nam Bộ…
Có cả quá trình đóng góp và cống hiến nhưng vẫn chưa được phong Nghệ sĩ Nhân dân
Mặc dù có rất nhiều cống hiến và đóng góp cho sân khấu, cho điện ảnh Việt Nam nhưng đến bây giờ nghệ sĩ Thanh Loan vẫn chưa được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân. Năm 2021, sau khi đọc Nghị định 40/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú"… xét thấy mình nằm trong diện "trường hợp đặc biệt dành cho các nghệ sĩ có cống hiến nổi trội, tài năng nghệ thuật xuất sắc nhưng thiếu giải thưởng" nên bà đã làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân trong đợt xét tặng lần thứ 10. Hồ sơ của bà đã được Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp Bộ và Hội đồng cấp chuyên ngành thông qua. Nhưng lên đến Hội đồng cấp Nhà nước thì hồ sơ của bà bị đánh trượt.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan có một quá trình dài cống hiến nhưng vẫn chưa được phong Nghệ sĩ Nghệ dân. Ảnh: TL
Rất nhiều người cảm thấy tiếc nuối cho Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan vì bề dày thành tích, quá trình cống hiến và tên tuổi của bà đều được đồng nghiệp lẫn khán giả biết rất rõ. Trong suốt quá trình làm nghề, bà luôn để lại dấu ấn với các vai diễn, cả trên lĩnh vực sân khấu lẫn điện ảnh. Ngay cả đến lúc về hưu, bà vẫn tiếp tục cống hiến trong vai trò Quyền Chủ tịch của Hội điện ảnh Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội; Phó Chủ tịch phụ trách Hội Điện ảnh Hà Nội.
Hỏi Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan về ý định có tiếp tục làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào đợt tới, bà cho Dân Việt biết sẽ không bao giờ làm hồ sơ nữa. Năm nay, bà cũng đã ngoài 70 tuổi, không muốn mình tổn thương bởi những điều vô lí. Đã lâu lắm rồi, bà không còn bận tâm với chuyện danh hiệu, bởi với bà, danh hiệu cao quý nhất là được sống mãi trong lòng nhân dân. Nhân dân ghi nhớ từng vai diễn của bà, nhận ra bà mỗi khi gặp mặt. Với bà, đó là niềm hạnh phúc lớn lao mà không phải danh hiệu nào cũng mang đến được.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Loan sinh năm 1951 trong gia đình có 8 anh em, không ai làm nghệ thuật. Tuổi thơ của nữ nghệ sĩ gắn bó với con phố Hàng Da (Hà Nội). Năm 15 tuổi, nghệ sĩ Thanh Loan đã nổi tiếng trong khu phố khi vừa xinh đẹp, ngoan hiền lại hát hay. Tháng 2/1967, bà nhập ngũ trường Nghệ thuật Quân đội, theo học lớp diễn viên rồi về công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị.
Nghệ sĩ Thái Châu hài hước nói: "Coi chừng tôi tương tư giọng hát Anh Tú". Nghệ sĩ cũng kể kỷ niệm đáng nhớ khi hát Bài thánh ca buồn.
Phát sóng đúng dịp Giáng sinh (24/12), giám đốc âm nhạc Dương Cầm biến màn kết hợp đầu tiên của hai ca sĩ Thái Châu - Anh Tú trong chương trình Giao lộ thời gian thành bản nhạc ấm áp sưởi ấm mùa đông lạnh giá.
Anh khéo léo mash-up tiếng chuông ngân rộn ràng vào bản phối liên khúc Chiếc khăn gió ấm (Nguyễn Văn Chung) - Mùa đông của anh (Trần Thiện Thanh). Hai nghệ sĩ Thái Châu, Anh Tú đều có cách hát điềm đạm, lịch lãm, nam tính, như trò chuyện cùng khán giả, mở ra không gian Noel ấm áp cho chương trình.
Hai nghệ sĩ Thái Châu và Anh Tú trong chương trình "Giao lộ thời gian"