Trình độ tiếng Anh A2 là gì? Những người có trình độ tiếng Anh A2 thì các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết có ở trình độ như thế nào. Trước khi tìm hiểu cụ thể về trình độ tiếng Anh A2, xem thông tin mới nhất về CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH A2 để cập nhật các trường tổ chức thi chứng chỉ tiếng Anh A2, đề thi tiếng Anh A2.
Trình độ tiếng Anh A2 là gì? Những người có trình độ tiếng Anh A2 thì các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết có ở trình độ như thế nào. Trước khi tìm hiểu cụ thể về trình độ tiếng Anh A2, xem thông tin mới nhất về CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH A2 để cập nhật các trường tổ chức thi chứng chỉ tiếng Anh A2, đề thi tiếng Anh A2.
- Có thể giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến công việc và thời gian rảnh rỗi. - Có thể truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn nhưng chưa thể duy trì được các cuộc hội thoại. - Có thể mô tả về gia đình, điều kiện sống, trình độ học vấn, công việc hiện tại và công việc gần nhất trước đó. - Có thể mô tả những những hoạt động trong cuộc sống thường ngày như tả người, địa điểm, công việc và kinh nghiệm học tập. - Có thể mô tả các kế hoạch, thói quen hằng ngày, các hoạt động trong quá khứ và kinh nghiệm cá nhân. - Có thể diễn đạt đơn giản về điều mình thích hay không thích. - Có thể mời, đề nghị, xin lỗi, cảm ơn và trả lời lời mời, đề nghị và xin lỗi. - Có thể nói điều mình thích và không thích. - Có thể tham gia những hội thoại ngắn trong những ngữ cảnh quen thuộc và về những chủ đề quan tâm. - Phát âm rõ ràng, tương đối chính xác nhóm từ, cách diễn đạt và câu ngắn tuy người đối thoại đôi khi vẫn phải yêu cầu nhắc lại. - Có thể làm người đối thoại hiểu ý mình bằng cách bổ sung các chi tiết nhỏ, mặc dù còn ngập ngừng, cắt ngắn ý và khó khăn tìm cách diễn đạt lại.
- Có thể viết bài chi tiết, rõ ràng về nhiều chủ đề quan tâm khác nhau, đưa ra những thông tin và lập luận từ một số nguồn khác nhau.
- Có thể miêu tả rõ ràng, chi tiết về các sự kiện hay những trải nghiệm thật hoặc giả tưởng, thể hiện được mối liên hệ giữa các ý trong một bài viết có liên kết chặt chẽ theo cách hành văn cho thể loại có liên quan.
- Có thể miêu tả rõ ràng, chi tiết về những chủ đề thuộc mối quan tâm cá nhân.
- Có thể viết bài nhận xét về một bộ phim, một cuốn sách hoặc một vở kịch.
- Có thể viết các mệnh đề, câu đơn giản và nối với nhau bằng các liên từ như: và, nhưng, vì. - Có thể viết những cụm từ hay những câu đơn giản về gia đình, điều kiện sống, quá trình học tập và công việc hiện tại. - Có thể viết tiểu sử giả tưởng một cách ngắn gọn. - Có thể viết những ghi chú ngắn, sử dụng biểu mẫu về những vấn đề thuộc lĩnh vực quan tâm. - Có thể viết những thư cá nhân đơn giản để cảm ơn hoặc xin lỗi. - Có thể hiểu được những tin nhắn ngắn, đơn giản. - Có thể viết các tin nhắn ngắn, đơn giản liên quan tới những vấn đề thuộc lĩnh vực quan tâm.
Mọi người thường thắc mắc trình độ tiếng Anh B2 là gì hay B2 tiếng Anh là bậc mấy. Trình độ tiếng Anh B2 là trình độ tiếng Anh bậc 4 theo khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (khung tham chiếu châu Âu). Trình độ B2 tiếng Anh được quy định trong thông tư 01/2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Vui lòng cập nhật thông tin mới nhất về kỳ thi CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH B2 như các loại chứng chỉ tiếng Anh B2, trường nào cấp chứng chỉ tiếng Anh B2 mới nhất, cấu trúc đề thi tiếng Anh B2 tại link phía trước.
Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
Bằng A2 tiếng Anh tương đương với bằng B cũ của Bộ Giáo dục Đào tạo, tương đương TOEIC 150 IELTS 3.0 hoặc chứng chỉ KET của Cambridge.
Trình độ B2 tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc của giáo viên tiếng Anh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; sinh viên hệ chất lượng cao các trường Đại học như Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Điện lực; sinh viên khoa quốc tế Đại học Quốc Gia Hà Nội, đầu ra nghiên cứu sinh, chuyên viên, giảng viên cao cấp…
- Có thể giao tiếp độc lập về nhiều chủ đề, có lập luận và cấu trúc mạch lạc, kết nối giữa các ý trong trình bày, sử dụng ngôn từ trôi chảy, chính xác.
- Có thể trình bày về ý nghĩa của một sự kiện hay trải nghiệm của cá nhân, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình một cách rõ ràng bằng lập luận chặt chẽ và phù hợp.
- Phát âm và ngữ điệu rõ ràng, tự nhiên.
- Có thể giao tiếp dễ dàng và tương đối lưu loát, kể cả với các đoạn nói dài và phức tạp.
- Có thể đọc một cách tương đối độc lập, có khả năng điều chỉnh cách đọc và tốc độ đọc theo từng dạng văn bản và mục đích đọc cũng như sử dụng các nguồn tham khảo phù hợp một cách có chọn lọc. Có một lượng lớn từ vựng chủ động phục vụ quá trình đọc nhưng có thể vẫn còn gặp khó khăn với các thành ngữ ít xuất hiện.
- Có thể nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc ghi lại về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc trong cuộc sống cá nhân, xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng chuẩn.
- Có thể hiểu ý chính của các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ, được truyền đạt bằng ngôn ngữ chuẩn mực về các vấn đề cụ thể hay trừu tượng (bao gồm cả những cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật) trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
- Có thể theo dõi được bài nói dài cũng như các lập luận phức tạp về các chủ đề quen thuộc khi bài nói có cấu trúc rõ ràng.
Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.
- Có thể hiểu những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày (về gia đình, bản thân, mua sắm, nơi ở, học tập và làm việc…) khi được diễn đạt chậm và rõ ràng. - Có thể hiểu được ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng. - Có thể xác định được chủ đề của các hội thoại diễn ra chậm và rõ ràng. - Có thể hiểu được ý chính trong các thông báo hay tin nhắn thoại ngắn, rõ ràng, đơn giản. - Có thể hiểu những hướng dẫn chỉ đường, sử dụng phương tiện giao thông công cộng đơn giản. - Có thể xác định thông tin chính của các bản tin trên đài và truyền hình tường thuật các sự kiện, tai nạn v.v…
- Có thể hiểu các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể, có thể sử dụng những từ thường gặp trong công việc hoặc đời sống hằng ngày. - Có thể xác định được thông tin cụ thể trong các văn bản đơn giản như thư từ, tờ thông tin và các bài báo ngắn mô tả sự kiện. - Có thể tìm được các thông tin cụ thể, dễ đoán trước trong các văn bản đơn giản thường gặp hằng ngày như quảng cáo, thực đơn, danh mục tham khảo và thời gian biểu. - Có thể định vị thông tin cụ thể trong các danh sách và tìm được thông tin mong muốn (ví dụ: sử dụng danh bạ điện thoại để tìm ra số điện thoại một loại hình dịch vụ nào đó). - Có thể hiểu được các biển báo, thông báo trong các tình huống hằng ngày ở nơi công cộng (trên đường phố, trong nhà hàng, ga tàu hỏa…) hay ở nơi làm việc, ví dụ biển chỉ đường, biển hướng dẫn, biển cảnh báo nguy hiểm.