Công ty Cổ phần Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Năm Châu (Nam Chau IMS) là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn du học & xuất khẩu lao động.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Năm Châu (Nam Chau IMS) là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn du học & xuất khẩu lao động.
Ngày Tết có rất nhiều phong tục đã được lưu giữ từ bao đời, trong đó chia thành 2 loại phong tục: trước Tết và trong Tết.
Dọn dẹp và trang trí nhà cửa bằng hoa Tết, chậu quất
Lì xì có thể được xem là phần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết
Đối với người Việt Nam, Tết chỉ có 3 ngày từ mùng 1 đến mùng 3, thế nhưng bạn sẽ thấy không khí Tết trên mọi nẻo đường khi trước đó 1 tuần mọi người đã cùng đi sắm Tết, mua các chậu hoa như hoa mai, hoa đào về chưng; sắm sửa quần áo mới cho các thành viên trong gia đình; mua nguyên liệu về bánh chưng; muối củ kiệu... Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2024, bạn và gia đình đã lên kế hoạch chuẩn bị cho ngày lễ này chưa?
Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Dữ liệu của bạn là an toàn và bảo mật. Chọn "Chấp nhận" để tiếp tục Chấp nhận Tìm hiểu thêm
error: Nội dung bài viết được bảo vệ. Vui lòng liên hệ [email protected] để biết thêm chi tiết. Cảm ơn bạn
Đài Loan ở đâu, Đài Loan có thuộc Trung Quốc không? Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết ngắn này.
Đài Loan (tiếng Anh là Taiwan) là một hòn đảo nằm ở khu vực Đông Á. Đảo này nằm ngoài khơi phía Đông Nam của Đại lục Trung Quốc, cách Philippines 350 km về phía Nam và cách Nhật Bản 1070 km về phía Bắc.
Check-in Thác nước Thập Phần (Nguồn ảnh: Internet)
Đài Loan cùng với Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore được gọi là “Bốn con rồng châu Á” vì sự phát triển kinh tế nhanh chóng và ổn định. Đài Loan không chỉ nổi tiếng với thành phố hiện đại như Đài Bắc hay tòa nhà cao chọc trời Taipei 101, mà còn được biết đến với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa truyền thống phong phú, nền ẩm thực đa dạng và người dân thân thiện và mến khách.
Tháp Taipei 101 - Biểu tượng kinh tế phồn hoa của Đài Loan (Nguồn ảnh: Internet)
Trong quá khứ, Đài Loan và các đảo nhỏ xung quanh từng được xem là một tỉnh nhỏ của Trung Quốc. Tuy nhiên, sau cuộc xâm lược của Nhật Bản vào năm 1894, Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật và tách biệt khỏi Trung Quốc
Tháp Long Hổ ở Đài Loan (Nguồn ảnh: Internet)
Vào năm 1949, khi Trung Quốc thành lập Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đài Loan - hay còn gọi là Trung Hoa Dân Quốc - tồn tại song song và tách khỏi quyền kiểm soát của Trung Quốc. Hiện nay, Đài Loan, Kim Môn, Mã Tổ, Bành Hổ, các đảo khác bên ngoài bờ biển Phúc Kiến và các quần đảo Đông Sa tại Biển Đông là những phần tạo thành nhà nước Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).
Trên thực tế, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) chưa bao giờ kiểm soát được Đài Loan từ khi nó thành lập, nhưng Trung Quốc vẫn không chính thức coi Đài Loan là một quốc gia độc lập, và không ủng hộ việc Chính phủ nước này công bố độc lập. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Đài Loan có thuộc Trung Quốc không?” phụ thuộc vào góc nhìn chính trị và lịch sử của mỗi người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Đài Loan hiện nay là một quốc gia có chủ quyền, với chính phủ riêng và không nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc.
Khí hậu của Đài Loan mang những đặc điểm độc đáo và phong phú, tạo nên sự đa dạng trong cảnh quan và văn hóa của quốc đảo này:
Khí hậu cận nhiệt đới: Đài Loan nằm ở vùng cận nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25°C đến 28°C.
Bốn mùa rõ rệt: Đài Loan có đủ bốn mùa trong năm, bao gồm mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, và mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2.
Thời gian du lịch lý tưởng: Thời gian tốt nhất để du lịch Đài Loan là từ tháng 9 đến tháng 11, khi khí hậu mát mẻ, khô ráo và từ tháng 2 đến tháng 4, khi thời tiết cũng khô ráo và hoa nở rộ.
Nông trường Thanh Cảnh - Đài Loan (Nguồn ảnh: Internet)
Dù có đi xa đến đâu, thậm chí là xuất ngoại thì những người con của Việt Nam vẫn sẽ trở về vào dịp Tết Nguyên Đán để đoàn tụ cùng gia đình. Dù cho chúng ta vốn không định nghĩa được Tết, nhưng trong tâm trí mỗi người Việt, Tết đại diện cho những buổi sum họp gia đình, là mọi người cùng quây quần trong thời khắc đầu tiên của năm mới.
Ngày nay, các gia đình trẻ và hiện đại chọn những cách đón Tết đơn giản hơn thuở xưa rất nhiều. Các thủ tục cũng được tinh giản so với thời trước, nhưng nhìn chung, Tết ngày nay vẫn luôn giữ được giá trị chung, đó là hướng về cội nguồn.
Tết là dịp để sum vầy, đoàn viên
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên (Cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam) viết: "Ngày này là lúc khởi đầu của một năm, tháng và mùa. Nó đứng đầu chuỗi nhịp điệu các thời kỳ. Vì thế, sáng hôm đó là buổi sáng linh thiêng nhất. Nó là điềm báo trước các sự kiện tốt lành của các tháng âm lịch tiếp theo. Và tất cả các cử chỉ ta làm trong những giờ đầu tiên này đều có hiệu lực của một đạo bùa quý báu".
Bởi lẽ đó, "người ta thổi ống tiêu để đoán tính chất điều kiện khí hậu trong năm; người ta uống rượu để xua đi các hơi lạnh và tử khí, người ta đốt vàng mã để xua đuổi hiểm họa binh đao; người ta giặt quần áo để tránh mọi tật bệnh và sự khốn khó…” Khi năm cũ qua đi và năm mới đến, mọi người sẽ tạm gác lại những dự định còn dang dở của năm cũ, dù đã hoàn thiện hay chưa, để chuẩn bị thật chỉn chu cho năm mới.
Tết luôn được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1) tháng Giêng âm lịch hằng năm, không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn ở những nước có cộng đồng người Việt đang làm việc và sinh sống. Đối với người Việt mà nói, Tết Nguyên đán giữ một vị trí vô cùng quan trọng và linh thiêng. Trong ngày lễ này, người ta sẽ khoác lên người những bộ quần áo mới đẹp nhất, ăn những món ăn ngon lành dành cho ngày Tết.
Những thành quả mà chúng ta đạt được trong năm cũ không chỉ nhờ vào nỗ lực của bản thân, mà còn nhờ vào thần linh phù hộ độ trì, giúp đỡ chúng ta vượt qua tai ương. Vì vậy vào ngày đầu tiên của năm mới, người ta thường làm lễ cúng trả cho thần linh, bày tỏ lòng biết ơn và nguyện cầu những điều tốt đẹp cho năm tới.
Ta thường thấy ba mẹ làm mâm cơm cúng vào đêm Giao Thừa. Mâm cơm cúng ấy vừa là mâm cơm đầu tiên của gia đình, vừa là sự thành tâm cầu nguyện đến Thần Nông, Thổ địa, ông Công, ông Táo,những người thân trong gia đình đã khuất,... mong các Ngài phù hộ cho năm mới làm ăn suôn sẻ và thuận lợi hơn.
Mâm cơm cúng vào Giao Thừa cũng là mâm cơm đầu năm của gia đình
Tết cổ truyền là ngày lễ vô cùng quan trọng đối với người Việt Nam, không chỉ mang theo giá trị tinh thần mà còn là một nét văn hóa cổ được lưu giữ từ bao đời cho đến tận ngày nay.
Mọi hành động vào ngày đầu năm đều là dự đoán cho năm mới. Đó cũng là lý do người ta thường đi chùa dịp đầu năm để cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe và may mắn cho bản thân cũng như gia đình. Ngược lại, ngày lễ Tết kỵ đòi nợ, vay mượn, làm vỡ chén bát, nói điều xui…
Mọi người thường đi chùa đầu năm để cầu may, cầu tài lộc