Giá Tiệc White Palace Võ Văn Kiệt

Giá Tiệc White Palace Võ Văn Kiệt

Tọa lạc tại ngay cổng chính của Tổ hợp Dịch vụ Du lịch Hải Đăng - Hải Đăng Plaza, Trung tâm Tổ chức sự kiện, hội nghị, tiệc cưới White Palace mang kiến trúc châu Âu với tông màu trắng là chủ đạo, toát lên sự sang trọng, tinh khôi. White Palace đi theo phong cách thanh lịch, trang nhã. Lâu đài tinh khôi hay chính là tình yêu trong sáng, tươi đẹp của đôi tình nhân sẽ là một khởi đầu tuyệt vời cho một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. White Palace có sức chứa đến 800 khách, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, cao cấp cùng phong cách phục vụ tận tình, chu đáo.

Tọa lạc tại ngay cổng chính của Tổ hợp Dịch vụ Du lịch Hải Đăng - Hải Đăng Plaza, Trung tâm Tổ chức sự kiện, hội nghị, tiệc cưới White Palace mang kiến trúc châu Âu với tông màu trắng là chủ đạo, toát lên sự sang trọng, tinh khôi. White Palace đi theo phong cách thanh lịch, trang nhã. Lâu đài tinh khôi hay chính là tình yêu trong sáng, tươi đẹp của đôi tình nhân sẽ là một khởi đầu tuyệt vời cho một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. White Palace có sức chứa đến 800 khách, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, cao cấp cùng phong cách phục vụ tận tình, chu đáo.

Honda Ôtô Sài Gòn – Võ Văn Kiệt Tuyển Dụng Chuyên Viên Tư Vấn Bán Hàng Xe Ô Tô Honda

Ra mắt với một địa điểm chụp ảnh cưới được hơn 1000+ cặp đôi yêu thích, Lace Studio mang đến các gói chụp ảnh cưới đa dạng phong cách với 33+ concept từ Indoor tới Outdoor được dàn dựng vô cùng tự nhiên.

Diện tích lên đến 3000m2, bối cảnh được decor mang cả nét cổ điển và hiện đại, các bạn thỏa sức thực hiện bộ ảnh cưới trong phim trường hoặc tại lễ đường hay ngoại cảnh. Tất cả chỉ gói gọn trong một địa điểm. Chỉ cần một chạm – hạnh phúc sẽ được ghi lại mãi mãi!

Kỷ niệm 99 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2021)

Bác Sáu Dân - Phan Văn Hòa - Võ Văn Kiệt đã đi xa 13 năm - Bác ra đi ngày 11/6/2008 - song khi chúng ta nhìn lại cả cơ ngơi của 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long với dân số gần 18 triệu người, ai cũng thầm biết ơn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người đã sinh ra và lớn lên trên vùng đất bom đạn chiến tranh này, ra đi làm cách mạng cũng từ vùng đất này và cũng là người hiểu rõ nhất về lòng dân trên những miền quê đầy tiềm năng, nay đã đưa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất của cả nước với nhiều thương hiệu gạo thơm ngon vươn ra thế giới.

Con người trí tuệ của Đảng - nói đi đôi với làm

Nếu có dịp về với huyện Vũng Liêm, ghé vào Khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chúng ta càng hiểu hơn về bác Sáu Dân là con người của công việc, một con người đầy tâm huyết, nói đi đôi với làm, không chỉ cho quê hương mà cho cả nước.

Thật không khó để khẳng định, bác Sáu Dân là nhà lãnh đạo xuất sắc của thập kỷ 80-90 thế kỷ XX, mà thế giới nhìn nhận. Từ ông, cái tầm và cái tâm vì đất nước, hòa quyện vào nhau, như hai mà một: luôn vì Đảng, vì nhân dân. Người có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc (ngay những năm 1940), là một trong những kiến trúc sư công cuộc đổi mới từ sau Đại hội VI của Đảng. Cũng chính từ hoài bảo khát vọng vươn lên khi đất nước ta còn đầy rẫy thử thách, khó khăn, trong khi các thế lực thù địch không bao giờ muốn Việt Nam giàu mạnh, song ông đã góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân lãnh đạo, lèo lái con thuyền đất nước vượt qua giông bão, từng bước phát triển đi lên.

Nhớ lại trong cuộc Hội thảo kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, tranh thủ giờ giải lao, chúng tôi đến hỏi cô Ngô Thị Huệ (Bảy Huệ), phu nhân cố Tổng Bí thư. Lúc đó cô Bảy đã gần 100 tuổi, song trí nhớ một cán bộ cao niên vẫn nhớ như in những chi tiết về cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ tại quê hương cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, do cô Bảy Huệ - lúc đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, chỉ đạo mũi Vũng Liêm và Cái Ngang (nay thuộc huyện Tam Bình) vào tháng 11/1940 thành công, giành chính quyền về tay nhân dân. Cô Bảy Huệ cho biết: “Dù lúc đó cậu Phan Văn Hòa - tên hồi trẻ của bác Sáu Dân - mới 18 tuổi, tham gia chỉ đạo khởi nghĩa lần đầu, song ở ông có sự chỉ đạo rất kiên quyết và tính cách quyết đoán của cánh quân mà cậu Phan Văn Hòa, người đứng ra thay mặt Quận ủy chỉ đạo khởi nghĩa đã thành công, lập nên chính quyền cách mạng ở Quận Vũng Liêm” - Cô Bảy Huệ nhấn mạnh.

Rồi sau ngày thống nhất đất nước, bắt tay vào khôi phục nền kinh tế ở Sài Gòn - TP.Hồ Chí Minh và cả miền Nam với bao khó khăn sau chiến tranh. Khi nhậm chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1976) rồi Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, bác Sáu Dân lo nghĩ biết bao dự án nhằm mở mang “cởi trói” cho kinh tế một thành phố rộng lớn, đông dân, có tầm ảnh hưởng cả vùng Nam bộ và cả nước. Tại Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt đã mời các nhà khoa học, chuyên gia (kể cả những người xuất thân, làm việc trước năm 1975) thành lập tổ tư vấn cho Bí thư Thành ủy, thường xuyên tham mưu và hiến kế cho Thành ủy về các vấn đề kinh tế - xã hội của TP.Hồ Chí Minh và của đất nước, trong những năm tháng còn nhiều khó khăn, gạo không đủ ăn, cuộc sống của người dân còn khổ cực.

Và bây giờ thế kỷ XXI cả nước không còn những cơn “khát điện”, tình trạng cúp điện luân phiên, nhất là TP.Hồ Chí Minh và vùng trọng điểm các tỉnh phía Nam. Song hẳn còn nhớ sau những năm 1980 - 1990, cơn “khát điện” của cả nước, mà nhất là ở miền Nam đã làm cho kinh tế xã hội trì trệ, gặp nhiều bất lợi thấy rõ. Lúc này, Bác Sáu Dân được Bộ Chính trị điều động ra Hà Nội làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Tại thủ đô, đồng chí Võ Văn Kiệt đã trình Bộ Chính trị  về xây dựng các dự án thủy điện sắp tới, cũng như công trình thế kỷ nhằm đưa điện lưới từ Hòa Bình vào đến Phú Lâm trên tuyến đường dây 500KV Bắc - Nam. Sau khi đưa vào vận hành 5/1994 đã cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu điện ở miền Nam.

Công sức đó, bác Sáu Dân là người đầu tiên kiên quyết đưa ý tưởng và bảo vệ ý tưởng đưa điện vào miền Nam trước Quốc hội, kể cả tranh luận gay gắt và người đứng ra chịu trách nhiệm chính là bác Sáu Dân, ông khẳng định: Dù khó mấy chúng ta cũng phải làm!.

Cố Thủ tướng trong con mắt các nhà khoa học

Lần chúng tôi gặp Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Văn Chính, nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên - Môi trường TP. Hồ Chí Minh từ năm 1986 -1990, nhà khoa học này cho biết: Khi làm việc với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, điều mà ông yêu cầu các nhà khoa học phải đưa ra cái ông cần, đó là: “Đúng bản chất của vấn đề”. Ông luôn tôn trọng ý kiến của nhà khoa học và nhà khoa học cũng phải có trách nhiệm với ý kiến của mình. Những phản biện lại các công trình ông rất tôn trọng, kể cả ý kiến do Thủ tướng đưa ra.

Năm 1986, ngay sau khi Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), ông đã thay mặt Thường trực Chính phủ vào Nam và cùng với các nhà khoa học xuống ĐBSCL khảo sát, điều tra việc phân vùng, thăm dò cả vùng đất rộng lớn này. Điều ông làm đã được lãnh đạo và nông dân các tỉnh ĐBSCL thấy rõ tâm huyết của người lãnh đạo lo nước, thương dân, dù khi đó ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng). Ông đã cho mời các nhà khoa học đầu ngành về tài nguyên, môi trường, khoa học tự nhiên từ các trường đại học lớn tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam cùng đi với ông về tận các tỉnh, từng huyện, đến tận thửa ruộng, mảnh vườn mà người dân tại đây đang kêu cứu, lo lắng do phèn chua, hạn mặn, không có nước ngọt trồng lúa, cây trồng, vật nuôi sản lượng kém...không cung cấp đủ lương thực cho bà con.

Để tạo điều kiện cho các nhà khoa học thuận tiện nghiên cứu, ông giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND của 3 tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, lo việc ăn ở, đi lại cho các nhà khoa học nghiên cứu, làm việc, nhằm tìm ra các phương cách để vực dậy tiềm năng, thế mạnh của một vùng đất rộng lớn trên 40.547 km2, mà sau giải phóng vẫn còn là vùng đất nghèo, rất nghèo khi đó.

Khi PGS.TS Mai Thành Phụng, lúc đó là Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, được ông mời về làm việc, nhớ lại: Cụ đưa các nhà khoa học nông nghiệp về, và nhiệm vụ trước hết là điều tra các vùng đất của 3 tỉnh này, tìm cho ra các loại phèn, độ sâu phèn, của các loại đất đã nhiễm mặn, nhiễm phèn, có bao nhiêu lớp đất phèn tại từng huyện, từng tỉnh, để tìm cho ra cách “tháo chua, rửa mặn”. Làm được như thế, cụ mới cho là đã bắt tay vào việc.

Nói thế để thấy, dù từ Phó Thủ tướng, rồi nhiệm kỳ Đại hội VII là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, song Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đi khảo sát, là rất quan tâm các ý kiến các nhà khoa học. Ông đã dự nghe hầu hết các phiên họp báo cáo kết quả của nhà khoa học đã điều tra, thăm dò hằng năm trời, và khi nghe tranh luận, ông luôn cho ý kiến tất cả các vấn đề các nhà khoa học đưa ra. Theo PGS.TS Mai Thành Phụng nói, có 2 vấn đề mà các nhà khoa học đưa ra lúc đó thấy rất khó, là nước ngọt cho vùng đất hơn 40.547 km2 này lấy vốn đâu ra để làm thủy lợi? cách “trị phèn, trị mặn”... ra sao? Còn vốn các tỉnh và Trung ương lấy ở đâu ra? Trong khi lúc đó đất nước còn bị bao vây, cấm vận tứ bề.

Và đã nói là làm. Ngày 22/4/1997 đã đi vào lịch sử ĐBSCL, khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công xây dựng công trình thủy lợi Kinh T5 - Tuần Thống, nằm trên địa bàn 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, khởi đầu công trình thoát lũ ra biển Tây. Công trình này đã đánh thức tiềm năng vùng Tứ giác Long Xuyên rộng lớn, mà nay mỗi khi kỷ niệm ngày mất của ông 11/6, người dân nơi đây vẫn làm những món ăn dân dã, ruộng quê cúng ông, như ngày ông từng về đây khảo sát ở Long Xuyên để tưởng nhớ ông - vị Thủ tướng đã chỉ đạo thực hiện những công trình làm cho hơn 3 triệu người ở An Giang, Kiên Giang no đủ, vừa có lúa gạo xuất khẩu ra thế giới.

Nói như PGS.TS Nguyễn Văn Chính và PGS.TS Mai Thành Phụng, thì cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyệt đối tin tưởng ý kiến của các nhà khoa học, khi ông chỉ đạo họ đi điều tra, phân vùng, chia ra các tầng phèn, loại phèn, đưa nước ngọt vào mà ém phèn, tận dụng phèn đã tháo chua, ém phèn ở tầng đáy (từ 0,5 đến 0,7mét và sâu hơn) từng thửa ruộng, từng vùng đất các tỉnh nhiễm phèn, sau đó đưa các loại lúa ngắn ngày, lúa cao sản trồng thì năng suất và sản lượng lúa của cả vùng ĐBSCL sẽ thay đổi trông thấy từng vụ, chứ không chỉ chờ thay đổi theo từng năm. Hiệu quả thật rõ, mà nay chúng ta đã thấy.

Và bài toán mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyệt đối tin tưởng các nhà khoa học đã trình Chính phủ là hoàn toàn khả thi, để đi vào thực hiện. Năm 1989, sau 4 năm đổi mới, vùng ĐBSCL ngoài có lúa gạo đầy đủ cho nhân dân 3 tỉnh trong vùng nhiễm phèn nặng, đã có gần 300.000 tấn lúa gạo xuất khẩu đầu tiên. Điều này, những người nông dân chân chất tại vùng đất chín Rồng này, ai cũng hiểu là nếu không có sự quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ và thành quả nghiên cứu mà các nhà khoa học tìm ra, thì không bao giờ có vùng lúa gạo ĐBSCL trù phú như hiện nay.

Cho tới nay, sau 35 năm đổi mới, 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đạt sản lượng lúa gạo cao nhất so cả nước, trung bình mỗi năm có 6,5 - 7 triệu tấn lúa gạo xuất khẩu và Việt Nam đã ngang ngửa so với xuất khẩu lúa gạo của Thái Lan, Ấn Độ - kể cả gạo chất lượng cao nay đã sang thị trường EU, Nhật Bản, Australia, Mỹ La tinh; cùng với đó, là các loại trái cây như xoài, nhãn, vú sữa, cam sành, bưởi Năm Roi…quê hương Vĩnh Long của ông, cũng đi vào các nước khó tính là Mỹ, Nhật, các nước EU. Đây là một “công trình của trái tim” mà gần 18 triệu dân miền Tây Nam bộ luôn ghi nhớ. Và người đưa ra các dự án đó chính là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Bây giờ, sau 13 năm ông đi xa, viết lại những dòng này để thấy, trong cách nhìn nhận của ông - kể cả các vấn đề thuộc lịch sử dân tộc, ông đã chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn ngay từ giai đoạn đầu. Như Công trình “Lịch sử Nam bộ Kháng chiến (1945-1975)” tập trung hàng chục nhà khoa học đầu ngành về Sử học, ông đã chỉ đạo Chính phủ vào cuộc và đích thân ông làm Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo biên soạn, cùng nhiều nhà khoa học đầu ngành như GS Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, PGS.TS Tô Huy Rứa, GS.TS Lê Hữu Nghĩa, TS Nguyễn Duy Hùng..., trong 3 năm liền đã hoàn thành công trình rất đồ sộ, với hàng chục ngàn trang tư liệu, nhiều nhận định, đánh giá về các vấn đề lịch sử của vùng đất Nam bộ, đã xuất bản và đưa vào đĩa CD để bạn đọc, các nhà khoa học dễ dàng khi khai thác.

Người Việt xưa nay có câu: “Ăn quả nhớ người trồng cây”, người nông dân 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã làm cho thế giới nhìn nhận về tầm vóc Việt Nam, con người Việt Nam, thì bây giờ, lúa gạo, nông sản Việt tạo cho cả Việt Nam vững bước đi ra với thế giới, là điều không thể nào phủ nhận công lao của người nông dân Nam bộ, mà trong đó có một người con ưu tú của Đảng, ra đi cũng từ vùng nông thôn đó - cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người đã nói và cùng bà con nông dân làm, lập nên nhiều kỳ tích đáng nhớ trên vùng đất ĐBSCL và ngày nay đang tiếp tục mở ra nhiều cơ hội cho vùng đất chín Rồng hội nhập và phát triển bền vững.