Có Nên Cho Chồng Đi Làm Xa

Có Nên Cho Chồng Đi Làm Xa

Người ta thường hay nói “xa mặt cách lòng”. Có lẽ đó cũng là điều các nàng lo lắng nhất khi nghĩ xem có nên cho chồng đi làm xa hay không. Thực tế thì để ra quyết định ta cần bớt phần cảm xúc mà dùng lý trí để soi xét vấn đề. Trước hết cần nhận rõ những nỗi lo của mình, điều kiện gia đình hiện tại.

Người ta thường hay nói “xa mặt cách lòng”. Có lẽ đó cũng là điều các nàng lo lắng nhất khi nghĩ xem có nên cho chồng đi làm xa hay không. Thực tế thì để ra quyết định ta cần bớt phần cảm xúc mà dùng lý trí để soi xét vấn đề. Trước hết cần nhận rõ những nỗi lo của mình, điều kiện gia đình hiện tại.

Vợ chồng có tin tưởng nhau không?

Không riêng gì vợ, người chồng cũng khổ sở và bất an khi phải rời xa tổ ấm. Điều quan trọng là bạn cần hiểu dù xa hay gần, khi người ta muốn cũng sẽ tìm cách. Thay vì ghen tuông, lo lắng, kiểm soát thì vợ chồng cần học cách thấu hiểu và tin tưởng nhau.

Xem thêm: Bí quyết giữ lửa hôn nhân

Tài chính, thăng tiến thường là lý do hàng đầu khi các ông chồng muốn đi làm xa. Bạn có thể so sánh lợi và hại giữa đi và không đi để từ đó chọn ra phương án tối ưu hơn.

Chẳng hạn đi làm xa thì được thu nhập tốt đổi lại không thể chăm sóc nhau, xa người thân… Tùy vào điều gì quan trọng hơn với gia đình bạn lúc này mà cứ thế chọn lựa.

Một gia đình hạnh phúc, có đầy đủ cả bố và mẹ là nền tảng phát triển quan trọng cho mọi đứa trẻ. Do đó, mẹ cần xác định liệu có khả năng chăm sóc con một mình hay không? Chồng có thường xuyên về thăm con được không? Nếu khi trái gió trở trời thì có thể nhờ người thân đỡ đần chăm sóc bé không.

Xem thêm: Tiêu chuẩn của một gia đình hạnh phúc là như thế nào

Yêu thương thật lòng, đồng thuận và vạch ra các “chiến lược yêu xa” thì khoảng cách về địa lý sẽ dễ bị xóa nhòa hơn nhiều. Tùy vào điều kiện gia đình mà hai vợ chồng hãy bàn bạc, cân nhắc thật kỹ trước khi ra quyết định có nên cho chồng đi làm xa hay không.

Điều quan trọng là nếu đã chấp nhận thì hãy vui vẻ cùng nhau giữ lửa hôn nhân chứ đừng để sự sợ hãi, ngờ vực, kiểm soát và ghen tuông vô lý giết chết mối quan hệ, bạn nhé!

Đã gần 1 tuần trôi qua nhưng cái chết thương tâm của hai vợ chồng anh Danh Mạnh và đứa con 4 tuổi ở ấp Tân Điền, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) vẫn còn làm nhiều người rơi nước mắt. Anh Mạnh là ngư dân nên thường xuyên vắng nhà, vợ ở nhà ai kêu gì làm nấy. Là phụ nữ xa chồng, vợ anh dễ xao lòng trước những lời ngọt ngào của người đàn ông khác nên sinh chuyện. Một lần đang đi biển, như có linh tính không yên, anh Mạnh quay ngược trở về nhà.

Nửa đêm, đang ngủ bên vợ thì nghe có tiếng gõ cửa (!). Thế là xích mích bắt đầu xảy ra. Nhiều lần vợ chồng định ly hôn nhưng rồi vì con, cả hai đều không nỡ. Buồn vì bị vợ “cắm sừng”, anh Mạnh hay than thở với bạn bè và nói mình đang chán đời, e có lúc cùng chết với vợ con. Tưởng giỡn chơi, ai dè tối 7.5, sau chầu say lúy túy với bạn bè, anh về nhà gây lộn với vợ rồi tưới xăng phóng hỏa làm chết cháy cả 3 người, may đứa con gái lớn nhờ qua ngủ với ngoại mà thoát chết. Trước hậu quả quá đau lòng, ai cũng trách anh Mạnh quá nông nổi, nhưng nhiều người cho rằng nguyên nhân cũng là do vợ anh mà ra. Nếu như chị không ngoại tình thì thảm kịch đã không xảy ra.

Nhưng bên cạnh đó, những ghen tuông nghi ngờ oan để rồi xảy ra bi kịch cũng không phải là chuyện hiếm. Nhớ lại hồi nhỏ ở quê, tôi hay nghe má kể chuyện xưa. Có cặp vợ chồng nọ rất yêu nhau, nhưng người chồng phải đi làm xa. Mỗi buổi tối, khi con nhớ cha hay gạn hỏi, người mẹ thường lấy hai tay chụm lại quơ lên ngọn đèn dầu tạo hình bóng người trên vách tường đất, chỉ vào đó nói: “Ba con đó...” cho chúng an tâm ngủ. Cứ như vậy đến khi chồng về, đứa con ngây thơ kể rằng “vẫn gặp cha thường xuyên”, người chồng không hiểu đầu đuôi gì nổi cơn thịnh nộ, nghi ngờ vợ ở nhà tòm tem với… ông hàng xóm nên đánh chết vợ để rồi sau đó ân hận cả đời. Lớn lên, tôi mới hiểu, hạnh phúc đôi khi thật khắc nghiệt.

Tôi có một người bà con ở quê có con trai đang đi học tại TP.HCM nên phải theo vào làm thợ hồ kiếm tiền nuôi con. Tết về quê, không hiểu sao bà chủ nhà trọ cứ gọi điện thoại hỏi thăm, quan tâm quá mức, thế là anh bị chị vợ “cấm vận” suốt mấy tháng trời. Cái “dế yêu” mới tinh một lần bị đập bể nát cũng do những tin nhắn tút tít lúc nửa đêm về sáng. Bây giờ, bà xã không cho đi làm ăn xa nữa, bắt ở nhà luôn, với lý do: “Có đói cũng không để ông ấy tự tung tự tác nữa. Tiền túng thiếu còn có lúc làm ra được chứ để mấy ổng kiểu đó, có ngày rước họa vào thân. Lại còn tai tiếng với sui gia…”.

Người ta thường nói: “Đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ”. Trong gia đình, vai trò của người vợ rất quan trọng. Họ được ví như bếp lửa. Chuyện chồng đi làm xa hay ở nhà không là vấn đề quan trọng khi người ta có niềm tin tuyệt đối ở nhau. Trong đó, “cái bếp” luôn đỏ lửa là nhân tố cần giúp tình yêu được sưởi ấm, nhờ đó hạnh phúc mới vững bền.

Ba năm trước, tôi và anh quyết định rời Sài Gòn về quê sinh sống, mở cửa hàng buôn bán nhỏ.

Ban đầu, việc làm ăn cũng ổn, nhưng từ khi dịch bệnh, kinh tế người dân xung quanh eo hẹp. Ai cũng hạn chế mua sắm, thành ra vợ chồng tôi lâm vào khó khăn.

Đỉnh điểm, con gái của tôi bị bệnh đường ruột, phải chạy chữa rất tốn kém. Chúng tôi thanh lý hàng dần dần, rồi ngồi vắt óc bàn tính lại. Cuối cùng, hai vợ chồng lựa chọn sống xa nhau, anh lên Sài Gòn làm ăn với bạn, tôi ở quê chăm con, lo vườn tược.

Anh đi làm xa nhưng rất quan tâm đến vợ con, ngày nào cũng gọi điện nhớ nhung, tâm sự chuyện ở chỗ làm… Hôm nào bận, anh nhắn một cái tin, nhắc tôi giữ sức khỏe. Tôi hay tự an ủi rằng, quãng thời gian khó nhọc này sẽ chóng qua đi, chỉ cần chúng tôi chăm chỉ, cố gắng.

Chúng tôi chấp nhận sống xa nhau, để lo cho con và tương lai - Ảnh minh họa

Có những tuần con ốm con đau, ở nhà bận trăm việc bù đầu, nhiều khi chồng gọi điện nhưng tôi mải mê cho con ăn, lo phơi áo quần, tưới rau cỏ, nên chẳng kịp nghe máy. Nhiều hôm tôi mệt nhoài, tối ngủ chỉ kịp nói với chồng một hai câu rồi tắt máy, để tâm lo cho việc ngày hôm sau.

Dần dần, số tiền anh gửi về nhà mỗi tháng một ít đi. Trong những cuộc gọi, anh đều than công việc áp lực, mỏi mệt, vết mổ ngày xưa ở chân anh tái phát cơn đau. Tôi ở xa, đâu biết làm gì cho chồng, nghĩ mà thương anh nhiều đêm không ngủ được.

Khi chân hết đau, anh nói do anh làm sai, bị trừ tiền, nên chỉ có thể gửi về cho tôi chút đỉnh, dặn dò vợ con ở nhà cố gắng. Ai từ quê lên Sài Gòn có việc, tôi đều nhờ gửi ít đồ cho anh. Ở nhà, tôi chắt bóp từng đồng, chỉ dám lo cho con, những nhu cầu của bản thân, tôi không dám tiêu một đồng.

Nhưng tôi không ngờ, đằng sau những vất vả, mệt mỏi mà anh thường nói với tôi, lại là cuộc sống khác. Mấy hôm ấy, tôi không cách nào liên lạc được với anh. Tôi gọi điện thoại không được, cũng chẳng thấy anh lên Facebook, Zalo như thường. Tôi gọi hỏi người bạn đã thuê chồng tôi làm việc. Anh ấy nói chồng tôi xin nghỉ làm đã hai ngày.

Lòng tôi như lửa đốt, bởi chưa bao giờ anh im ắng lâu thế. Cuối cùng, hết kiên nhẫn, tôi sốt ruột gửi con cho ngoại, tất tả lên chỗ anh.

Suốt chuyến đi ấy, tôi lo lắng, mong chóng đến nơi, liên tục cầu mong anh bình an. Tới nơi, tôi điếng hồn khi nhìn vào cánh cửa sổ nhà trọ khép hờ. Anh đang say sưa ôm một cô gái khác ngủ. Trong phòng có vài vỏ lon bia sót lại. Mớ rau quả tôi gửi cho anh nằm lăn lóc ở góc nhà. Nào bầu, bí, khoai… mà tôi và con gái tưới nước hàng ngày, chỉ mong anh có đồ ăn lành mạnh, ngon miệng.

Trên chuyến xe ấy, tôi đã cầu mong anh bình an thôi là đủ - Ảnh minh họa

Thì ra, anh chẳng ốm liệt giường như tôi nghĩ, cũng không bị đau, bị nạn ở bờ này bụi kia như tôi tưởng tượng. Anh vẫn sống sờ sờ ra đó thôi. Nhưng cảnh tượng ấy khiến tôi quá bất ngờ.

Tôi đập cửa chính, anh và cô gái kia choàng tỉnh. Thấy tôi, anh hoảng hốt. Còn cô gái kia ngơ ngác vì cô cũng không biết tôi là ai.

Hóa ra, anh ở trọ một mình nên dễ dàng tạo cho mình cái lý lịch chưa vợ, rồi cứ thế yêu đương, hẹn hò. Hai ngày anh nghỉ làm là hai ngày cô gái kia đến chơi với anh rồi ngủ lại.

Lâu nay, số tiền anh kiếm được, phần lớn anh đem tiêu xài, mua quà cho tình nhân, còn lại một chút mới gửi vợ con. Uổng công tôi ở quê tiết kiệm từng đồng, uổng lòng con gái đêm nào cũng nói thương ba, nhớ ba.

Tôi bắt chuyến xe về quê ngay, bỏ qua những lời năn nỉ, xin lỗi, giải thích việc sống một mình nên cô đơn của chồng. Về nhà ngoại, tôi ôm con khóc suốt mấy ngày, cứ nghĩ tới việc bị phản bội là nước mắt chảy ra, không dừng được. Mẹ tôi thấy cảnh ấy thì sợ lắm. Bà không dám đi đâu lâu, chỉ lo tôi nghĩ quẩn, làm điều dại dột...

Xong cơn khóc lóc, tôi bỗng tỉnh táo khác thường. Tôi nói mẹ giúp tôi trông con một thời gian, tôi phải lên thành phố tìm việc làm, khi ổn, tôi sẽ đón mẹ và con gái theo. Từ nay, tôi phải rẽ lối mà đi một con đường mới, con đường của người không còn chồng...