Kết quả: 1138, Thời gian: 0.0157
Kết quả: 1138, Thời gian: 0.0157
Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan
(Thanh tra) - Trong quý 2/2024, VIB chứng kiến lãi giảm, nợ xấu bứt tốc, nhà băng mạnh tay cắt giảm nhân sự. Điều đáng nói, sau khi mạnh tay cắt giảm nhân sự, VIB lại được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận lập 5 chi nhánh ở Bình Phước, Bình Thuận, Vĩnh Long, Hà Tĩnh và Bắc Giang.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 với nhiều chỉ tiêu kinh doanh “cài số lùi”. Trong đó, đáng chú ý nhất là lãi ròng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024, trong kỳ, VIB ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 675 tỷ đồng, tương đương 28,6% xuống chỉ còn 1.683 tỷ đồng. Đây là mức lãi theo quý thấp nhất kể từ quý 3/2021; lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 3.684 tỷ đồng, giảm 830 tỷ đồng, tương đương 18,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, thu nhập lãi thuần của VIB suy giảm nhưng đó không phải nguyên nhân chính khiến lãi ròng nhà băng này tăng trưởng âm. Lý do “nhấn chìm” lãi của VIB chính là ngân hàng rộng tay chi tiêu và đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 2/2024 chỉ là 3.946 tỷ đồng, giảm so với 4.402 tỷ đồng của quý 2/2023; lũy kế 6 tháng đầu năm giảm nhẹ từ 8.706 tỷ đồng xuống 7.981 tỷ đồng.
Thu lập lãi thuần hao hụt nhưng tất cả các hoạt động khác như hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động dịch vụ... đều cải thiện mạnh nên trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng dương từ 10.294 tỷ đồng lên 10.358 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do các chi phí tăng quá cao nên VIB trượt dốc về lợi nhuận.
6 tháng đầu năm, tổng chi phí hoạt động tăng 554 tỷ đồng, tương đương 17,7% so với cùng kỳ năm trước lên 3.677 tỷ đồng. Trong đó, chi phí tiền lương đạt 2.421 tỷ đồng, tăng 386 tỷ đồng, tương đương 19% lên 2.421 tỷ đồng.
Đáng chú ý là đà tăng của hoạt động dự phòng. Trong quý 2/2024, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 270 tỷ đồng, tương đương 31,4% so với quý 2/2024 lên 1.130 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm tăng từ 1.528 tỷ đồng lên 2.075 tỷ đồng.
VIB phải mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục bứt tốc.
Tại ngày 30/6/2024, nợ xấu tại VIB đạt 10.202 tỷ đồng, tăng 1.828 tỷ đồng, tương đương 21,8% so với cuối năm 2023 và chiếm 3,66% cho vay khách hàng.
Trong bối cảnh lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng, VIB đã mạnh tay cắt giảm nhân sự. Tại ngày 30/6/2024, tổng số người lao động tại nhà băng này là 11.533 nhân sự, giảm 720 người so với cuối năm 2023.
Đáng chú ý, trước đó, 2022 và 2023 là khoảng thời gian VIB tăng cường tuyển dụng. Sau hai năm, quy mô nhân sự tại VIB tăng rất mạnh, tăng 2.358 người, tương đương 23,8% lên 12.253 người (tại ngày 31/12/2023) trước khi giảm sốc trong 6 tháng đầu năm 2024.
Điều đáng nói, sau khi mạnh tay cắt giảm nhân sự, VIB lại được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận lập 5 chi nhánh ở Bình Phước, Bình Thuận, Vĩnh Long, Hà Tĩnh và Bắc Giang.
Cùng với cắt giảm nhân sự là giảm thu nhập người lao động. Trong 6 tháng đầu năm thu nhập bình quân của nhân sự VIB đạt 30,91 triệu đồng, giảm nhẹ so với 31,89 triệu đồng của cùng kỳ năm trước.
Thù lao của một số sếp lớn cũng giảm sâu như: Thù lao của Hội đồng Quản trị giảm sâu từ 10,2 tỷ đồng xuống chỉ còn 3 tỷ đồng; thù lao của Ban Kiểm soát giảm từ 4 tỷ đồng xuống 2,1 tỷ đồng.
Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng là dàn lãnh đạo hiếm hoi ghi nhận thù lao tăng từ 13,3 tỷ đồng lên 14,6 tỷ đồng.
Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng bao gồm các lãnh đạo: Tổng Giám đốc Hàn Ngọc Vũ, 3 Phó Tổng Giám đốc Hồ Vân Long, Ân Thanh Sơn, Trần Nhất Minh và Kế toán trưởng Phạm Thị Minh Huệ.
Sắp tới, VIB dự kiến tăng vốn điều lệ từ 25.368 tỷ đồng lên 29.791 tỷ đồng qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu (4.313 tỷ đồng) và phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên tối đa 111 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Hiện tại, VIB đã hoàn thành việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên.
(ĐTCK) Hàn Quốc đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng cho năm 2023, bởi những lo ngại về bất ổn của nền kinh tế toàn cầu cũng như đà tăng trưởng yếu ở Trung Quốc và Mỹ.
Bộ Tài chính Hàn Quốc dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ tăng 1,4% trong năm nay, giảm nhẹ so với dự báo được đưa ra trước đó là 1,6%. Đồng thời, dự báo nền kinh tế sẽ hồi phục vào năm tới với mức tăng trưởng GDP đạt 2,4%.
Các nhà phân tích cũng hạ thấp dự báo về tốc độ tăng lạm phát của Hàn Quốc. Các chuyên gia kinh tế của Bộ Tài chính Hàn Quốc dự báo tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ giảm xuống 3,3% vào cuối năm 2023 - giảm nhẹ so với ước tính trước đó là 3,5%, và dự báo sẽ còn tiếp tục giảm vào năm tới.
"Lạm phát có thể sẽ duy trì ở trên mức lạm phát mục tiêu 2% trong nửa cuối năm 2023 và thậm chí có thể tạm thời giảm xuống dưới mức mục tiêu 2% vào tháng 7 năm nay. Tỷ lệ lạm phát của Hàn Quốc đang có dấu hiệu giảm rõ rệt”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho nói.
Dữ liệu mới công bố hôm nay cũng cho thấy lạm phát tại Hàn Quốc đã hạ nhiệt trong tháng 6. Chỉ số CPI đã giảm 5 tháng liên tiếp xuống 2,7% trong tháng 6. Đây cũng là tốc độ tăng lạm phát chậm nhất kể từ tháng 9/2021, theo văn phòng thống kê Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) đã cảnh báo lạm phát sẽ nóng trở lại trong nửa cuối năm nay.
Dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc phục hồi yếu hơn dự kiến và suy thoái toàn cầu diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, các nhà phân tích kỳ vọng kinh tế Hàn Quốc sẽ phục hồi vào năm 2024, nhờ sự cải thiện về nhu cầu chip trên thế giới và tốc độ tiêu dùng cá nhân tăng bền vững.
Hoạt động tiêu dùng cá nhân dự kiến sẽ phục hồi dần trong năm nay với mức tăng 2,5%, được hỗ trợ bởi nhu cầu tăng trong các hoạt động ngoài trời, tăng trưởng việc làm mạnh mẽ và tâm lý người tiêu dùng được cải thiện.
Các dự báo tăng trưởng phần lớn phù hợp với quan điểm của BOK, nhưng Bộ Tài chính Hàn Quốc lạc quan hơn khi cho rằng lạm phát tại nước này sẽ hạ nhiệt khi giá hàng hóa toàn cầu giảm và áp lực lạm phát giảm bớt trong lĩnh vực dịch vụ.
Dữ liệu về thặng dư thương mại cho thấy hoạt động xuất khẩu chip vẫn tiếp tục suy giảm bởi nhu cầu sụt giảm tại Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Bộ Tài chính Hàn Quốc cũng dự báo tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm 6,6% trong năm nay và bật tăng 8,8% vào năm 2024, khi nhu cầu về chip được cải thiện.
Để hỗ trợ đà tăng trưởng kinh tế, chính phủ Hàn Quốc cho biết họ sẽ chuẩn bị các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu với mục tiêu đảm bảo các đơn đặt hàng từ nước ngoài đạt trị giá 35 tỷ USD trong năm nay.
Bộ Tài chính Hàn Quốc cũng cho biết sẽ không tăng các loại phí trong năm nay như một phần trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng chi phí sinh hoạt đang đè nặng lên người tiêu dùng.
Đồng thời, Bộ Tài chính Hàn Quốc cũng nhắc lại về kế hoạch giảm phát hành trái phiếu khoảng 30 nghìn tỷ won (23 tỷ USD) trong nửa cuối năm 2023.