Các Đề Văn Lớp 8 Cuối Học Kì 1

Các Đề Văn Lớp 8 Cuối Học Kì 1

Đề cương cuối học kì 1 lớp 8 môn Văn 2024 - THCS Thành Công

Đề cương cuối học kì 1 lớp 8 môn Văn 2024 - THCS Thành Công

Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 Cánh Diều

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Hai kiểu áo

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi :

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trường Chính - Phong Châu)

Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào?

Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 3 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 4 (0.5 điểm). Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan.

C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại .

D. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan.

Câu 5 (0.5 điểm): Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”?

A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên.

B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới.

C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.

D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.

Câu 6 (0.5 điểm): Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì?

A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, nên vạt trước chùng lại

B. Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.

C. Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.

Câu 7 (0.5 điểm): Chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?A. Có ý nịnh nọt quan để được thưởng.

B. Có ý để quan may thêm một cái áo nữa.

C. Thể hiện thái độ kính trọng đối với quan.

D. Có ý mỉa mai người quan luôn hách dịch với nhân dân và nịnh nọt quan trên.

Câu 8 (0.5 điểm): Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào?

A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới.

B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới.

Câu 9 (1 điểm): Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

Câu 10 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.

Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Cánh Diều - đề 1

A. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu

Người Lào ai cũng biết chuyện Xiêng Miệng. Xiêng Miệng thông minh, hay chơi khăm bọn chúa đất nên chúng vẫn tìm cách buộc tội anh.

Một hôm, chúa nắm chặt một con chim nhỏ trong tay, cho gọi Xiêng Miệng đến hỏi:

Ngươi bảo ta để con chim này sống hay bóp chết nó?

Xiêng Miệng đang đứng cạnh cái cột liền trèo lên lưng chừng, rồi hỏi lại:

Vậy thì nhà chúa bảo bây giờ tôi sẽ trèo lên nữa hay tụt xuống?

Chúa đất biết mình không thể thắng Xiêng Miệng trong cuộc đó, nên đành để Xiêng Miệng về.

Hôm sau, chúa đất đến gặp Xiêng Miệng đang tắm dưới ao, liền hỏi:

Xiêng Miệng, ta đố nhà người làm cho ta xuống ao được đấy!

Xiêng Miệng nhảy lên bờ, gãi đầu, gãi tai nói:

Hiện giờ nhà chúa đang ăn mặc thế kia mà lại đố nhà chúa cởi cả ra để xuống ao thì khó quá. Nếu nhà chúa ở dưới nước mà đố nhà chúa lên bờ thì rất dễ, tôi làm được ngay.

Chúa đất vội vàng cởi phăng quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng Miệng đố mình lên bờ. Nhưng lão chưa kịp nói thì Xiêng Miệng đã cười khà khà, chế giễu:

Đấy nhé, nhà chúa xuống ao rồi! Thế là thua cuộc nhé!

Tiếp đó, Xiêng Miệng thản nhiên lấy quần áo của chúa đất làm ra bộ mặc vào.

Chúa đất tưởng Xiêng Miệng định cướp quần áo liền vội vã lên bờ. Xiêng Miệng ôm quần áo, vừa đi giật lùi vừa nói:

Đấy, thế là nhà chúa lại thua cuộc lần thứ hai nhé! Ban nãy tôi đã làm cho nhà chúa xuống ao, bây giờ lại buộc nhà chúa phải lên bờ. Nhà chúa đã chịu thua chưa nào?

Xiêng Miệng vừa nói vừa chạy, cố nhử cho chúa đất phải chạy theo. Dân chúng thấy chúa đất trần như nhộng đuổi theo Xiêng Miệng liền đổ ra xem. Ai nấy đều bò lăn ra cười.

Cuối cùng chúa đất đành phải chịu thua, Xiêng Miệng mới trả lại quần áo…

(Nguồn: Kể chuyện 3, trang 123, NXB Giáo dục Việt Nam)

I. Chọn phương án đúng bằng cách chép lại cả chữ cái và đáp án (2.0 điểm)

Câu 1. “Câu chuyện Xiêng Miệng” kể về đối tượng nào?

Câu 2. Đối tượng gây cười trong truyện là ai?

Câu 3. Sự việc nào không có trong “Câu chuyện Xiêng Miệng”?

Câu 4. Nhân vật trong câu chuyện trên được khắc họa qua phương diện nào?

B. Đối thoại cử chỉ, hành động, trí tuệ.

Câu 5. Chúa đất biết mình không thể thắng trong cuộc đối đầu tiên và đành để Xiêng Miệng về vì lí do nào?

A. Xiêng Miệng trèo lên cây trong cuộc đó.

B. Xiêng Miệng thông minh trong cuộc đó.

C. Chúa đất vẫn tìm cách buộc tội anh.

D. Chúa đất biết mình không thể thắng Xiêng Miệng trong cuộc đó.

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở câu văn: “Chúa đất vội vàng cởi phăng quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng Miệng đố mình lên bờ.”?

Câu 7. Phương pháp gây cười trong “Câu chuyện Xiêng Miệng” là gì?

A. Phóng đại sự việc; mâu thuẫn trái với tự nhiên.

C. Cử chỉ gây cười, hoàn cảnh gây cười.

Câu 8. Đối tượng nào bị phê phán trong “Câu chuyện Xiêng Miệng”?

B. Những kẻ ngu ngốc, háo danh.

D. Kẻ giàu có ngu ngốc, thích ta đây.

II. Thực hiện bài tập (4.0 điểm)

Câu 9. (0,5 điểm) Ghi lại chính xác tên một văn bản khác mà em biết có cùng thể loại với “Câu chuyện Xiêng Miệng”.

VD: Lợn cưới, áo mới; Thi nói khoác,…

Câu 10. (1,0 điểm) Hãy nhận xét cách kết thúc truyện. Em tưởng tượng điều gì xảy ra kế tiếp sau kết thúc ấy?

Bất ngờ, dù các chi tiết trước đó không quá gay cấn.

Cảnh tượng kết thúc vô cùng hài hước, làm bật tiếng cười hả hê: người trung tuổi ở trần đuổi theo người trẻ tuổi ôm quần áo chạy trước (vừa chạy vừa la)

(Hs có thể diễn đạt theo cách khác nhau song vẫn đảm bảo ý đúng vẫn cho điểm).

Học sinh thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của mình (yêu cầu logic với sự việc, vị thế của nhân vật trong truyện). HS có thể tưởng tượng như:

Từ đó về sau, chúa đất không ra vẻ ta đây nữa

Từ đó về sau, chúa đất và Xiêng Miệng kết thân với nhau

Câu 11. (2,5 điểm) Chọn một bài học mà em tâm đắc nhất từ “Câu chuyện Xiêng Miệng”. Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 7 câu để giải thích điều đó; trong đoạn văn có sử dụng từ Hán – Việt (gạch chân hoặc chú thích rõ).

HS viết một chuỗi câu nối tiếp nhau (khoảng 7 câu), đúng hình thức đoạn diễn dịch.

Tiếng Việt: HS sử dụng một từ Hán – Việt phù hợp (có gạch chân hoặc chú thích rõ)

Về nội dung: HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng chỉ ra được một bài học tâm đắc nhất (0.75đ), lí giải phù hợp đảm bảo ý nghĩa của bài học

GV có thể tham khảo định hướng:

Chỉ ra được 01 bài học phù hợp. HS có thể đưa ra:

Không nên vì giàu có mà hợm hĩnh, khinh thường người khác.

Đề cao trí tuệ thông minh của con người

Phê phán kẻ giàu có ngu dốt, hay lên mặt,..

Lí giải phù hợp bài học em rút ra qua các chi tiết, sự việc,  tình huống,… trong câu chuyện hoặc dựa vào thực tế cuộc sống

Ý nghĩa của bài học đó với bản thân em

B. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn với dung lượng khoảng 1,5 trang giấy thi kể lại một chuyến đi (hoặc một hoạt động xã hội) để lại ấn tượng sâu sắc đối với em.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội.

Học sinh có thể triển khai thành nhiều đoạn văn nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn tự sự kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội có ý nghĩa:

Mở bài: Giới thiệu về một chuyến đi/ hoạt động xã hội để  lại trong em ấn tượng sâu sắc, mục đích, lí do tham gia.

Lần lượt kể lại chuyến đi theo trình tự nhất định:

Kể về hình thức tổ chức hoạt động của chuyến đi/ họat động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, …).

Kể về quá trình tiến hành chuyến đi/hoạt động (bắt đầu, hoạt  động chính, kết thúc).

Nêu kết quả, ý nghĩa của chuyến đi, nêu cảm xúc, tâm trạng của em sau chuyến đi (về vật chất và về tinh thần)

Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để kể lại.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia  chuyến đi / hoạt động.

d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, giọng kể mang đậm cá tính của người viết, kết hợp yếu tố miêu tả, phát biểu những cảm nghĩ, nhận xét, suy nghĩ của nguời viết.